Năm 2021 khép lại, ngành công nghiệp Thái Bình chịu tác động rất lớn của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên với sự năng động, sáng tạo, Thái Bình đã tạo nên những đột phá mới trong khôi phục, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đưa ngành công nghiệp tăng trưởng ấn tượng 17%, đứng thứ 9 toàn quốc, góp phần quan trong vào bức tranh kinh tế chung của tỉnh, đưa GRDP tăng 6,68% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn bình quân chung của cả nước.
Công nghiệp Thái Bình 1 năm qua đối mặt với nhiều biến động
Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, hầu hết các ngành hàng đều phải đối mặt với những khó khăn như: Giá nguyên, nhiên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao; có thời điểm sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn. Để trụ vững, buộc mỗi đơn vị, doanh nghiệp phải có những giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều biện pháp phòng dịch đã được triển khai thực hiện tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất
Ông Trần Văn Dũng - Giám đốc Công ty TNHH Sứ Đông Lâm Từng phân xưởng, nhà máy cho đến các bộ phận xuất, nhập hàng hóa đều phải tôn trọng theo quy trình 5K, cũng như là phương án cụ thể cho từng bộ phận, để giãn cách sản xuất tạo điều kiện thuận lợi để chống được Covid tốt nhất. |
Ông Nguyễn Quốc Phòng - Phó Giám đốc Công ty cổ phần gốm sứ Long Hầu Ban Giám đốc công ty đầu tư phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đa dạng thị trường để giữ vững doanh thu. |
Quyết liệt trong phòng chống dịch, tạo dựng vùng xanh an toàn, Thái Bình trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Tổng số vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước; tích cực góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, tạo đà tăng trưởng.
Trao quyết định đầu tư cho chủ các dự án FDI đầu tư vào Khu công nghiệp tỉnh Thái Bình năm 2021
Ông Nguyễn Văn Đề - Phó Giám đốc Công ty TNHH Minh Danh Công ty Minh Danh đã nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra. Công ty đã mở rộng và đầu tư nhà máy thứ 2 với dây chuyền hiện đại, tổng mức đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Số lượng lao động chỉ tăng ¼, nhưng sản lượng có thể tăng gấp đôi, gấp ba so với những năm trước đây. |
Với sự đồng hành của các cấp, ngành, địa phương, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp đều duy trì, phục hồi sản xuất kinh doanh. Nhiều ngành sản xuất như: dệt may, cơ khí, linh kiện điện tử, phụ kiện ô tô, thép hình có tốc độ tăng trưởng khá, góp phần đưa giá trị sản xuất đạt gần 80.850 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước. Đây là tiền đề, điểm tựa, bài học kinh nghiệm để Công nghiệp Thái Bình thích ứng một cách linh hoạt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, phấn đấu trong năm 2022, giá trị sản xuất đạt 93.815 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2021.
Duy Huy
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...