Bắt tay làm nghề mộc cách đây gần 25 năm khi điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, thế nhưng với sự đam mê, nhạy bén, ông Nguyễn Quang Phiệt, thôn Hạ, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ đã tạo dựng cho mình cơ sở mộc mỹ nghệ, quy mô hiện đại, mang lại thu nhập cao, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Xưởng mộc mỹ nghệ của ông Phiệt
Sau khi tham gia học nghề mộc dân dụng, năm 1997, ông Nguyễn Quang Phiệt quyết định vay vốn để mở một xưởng mộc mỹ nghệ nhỏ phục vụ cho người dân trong làng. Mặc dù chỉ là cơ sở mộc có quy mô nhỏ nhưng với tay nghề cao cùng niềm đam mê với nghề, những sản phẩm do ông làm ra như bàn ghế, tủ đều có mẫu mã bắt mắt và tạo được uy tín với người dân trong xã cũng như những xã lân cận.
Ông Nguyễn Quang Phiệt - xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ: “Mình phải luôn luôn thay đổi mẫu mã để đáp ứng thị trường. Phải quản lý về tay nghề của thợ từ những khâu đầu cho đến khi hoàn thiện. Từ khâu đầu là khâu pha gỗ cho đến lúc mà hoàn thiện phải cạo, nạo, đánh giấy ráp thật kỹ thế xong mình mới đi vào sơn. Sơn hoàn thiện phải sơn bằng sơn xịn, thế thì nó được bền, người ta sử dụng thì một vài sau nó không làm sao cả. Rồi khách hàng giới thiệu người khác đến mua, hay bản thân họ cần sắm thêm là họ sẽ lại tìm đến mình nên là nó đều việc.” |
Sản phẩm tại xưởng mộc mỹ nghệ của anh Phiệt
Chú trọng đến chất lượng sản phẩm cùng sự nhạy bén trong sản xuất, tiếp cận thị trường đã giúp cơ sở sản xuất của ông Phiệt từng bước khẳng định thương hiệu. Cơ sở chủ yếu làm theo đơn đặt hàng của khách với đa dạng các sản phẩm từ bình dân đến các mặt hàng cao cấp. Ngay cả khi dịch bệnh Covid- 19 bùng phát, cơ sở này vẫn hoạt động bình thường với hàng chục đơn hàng mỗi tháng. Trung bình mỗi năm, doanh thu của cơ sở này khoảng 5 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí, ông Phiệt lãi gần 400 triệu đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương.
Anh Nguyễn Văn Quân - xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ: “Anh Phiệt dạy nghề miễn phí rất là tận tình chu đáo. Vừa làm vừa học thì sau khoảng 1 năm tới 1 năm rưỡi là mình biết nghề. Nhờ cơ sở ở đây thì tạo điều kiện việc làm cho anh em chúng tôi không phải đi xa, ở gần nhà. Thu nhập thì bình quân khoảng 7 triệu rưỡi – 8 triệu, giúp anh em chúng tôi trong cuộc sống cũng ổn định hơn.” |
Ông Nguyễn Quang Phiệt, xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ: “Trước hết là rất mong là các cấp chính quyền hỗ trợ về mặt bằng và vay vốn thì mình mới có cơ hội để mở rộng sản xuất được để cho nhiều người ở trong thôn, trong xã có công ăn việc làm, không phải đi đâu xa.” |
Sản phẩm được bày bán tại Xưởng mộc mỹ nghệ của ông Phiệt
Mạnh dạn dám nghĩ dám làm, sau gần 25 năm gắn bó với nghề mộc, ông Nguyễn Quang Phiệt đã có trong tay một cơ ngơi khang trang và trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương.
Thu Trang
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...