Những nông dân năng động phát triển kinh tế

Thứ 2, 27/05/2019 | 09:12:36
1,577 lượt xem

Thay đổi cây trồng, con vật nuôi, tích cực áp dụng công nghệ vào sản xuất, chủ động kết nối thị trường, nhiều nông dân ở Thái Bình đã biết tìm hướng đi cho mình trở thành những ông chủ, bà chủ trên mảnh đất quê hương.

Trên diện tích 1ha, trước đây ông Phan Văn Thơi, Bí thư chi bộ thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải thả nuôi các loại cá truyền thống. Hiệu quả kinh tế không được cao nên ông tìm hiểu và chuyển hướng sang nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước ngọt. Cách làm này mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản cho nông dân địa phương.

Ông Phan Văn Thơi - Bí thư chi bộ thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải: Sau khi làm thành công mô hình này thì bà con trong thôn phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trong môi trường nước ngọt tương đối nhiều. Có hộ nuôi trên 1 ha, năm vừa rồi thu trên 600 triệu đồng. Năm nay bà con nuôi cơ bản khép kín 80 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trong thôn.

Nông thôn mới thì không thể giữ cách làm cũ, đặc biệt là khi cách làm ấy không tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Bởi thế, vẫn là sản xuất các mặt hàng truyền thống song ông Trần Văn Đức, chủ cơ sở chế biến bánh kẹo Thiên Đức, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng đã tìm ra hướng đi để việc sản xuất ổn định.

Ông Trần Văn Đức - Chủ cơ sở chế biến bánh kẹo Thiên Đức, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng: Chúng tôi đã mua những dây chuyền đóng gói hiện đại về, khâu bao gói và hầu hết các công đoạn là máy làm hết. Sạch sẽ, khép kín để chất lượng mẫu mã, an toàn vệ sinh thực phẩm được tốt hơn. Ngoài ra chúng tôi liên kết với các điểm du lịch, các trạm dừng chân trong cả nước để đảm bảo vấn đề đầu ra cho sản phẩm được ổn định.

Không ngại thất bại, dám thử sức với những cách thức làm ăn mới là điểm khác biệt dễ nhận thấy ở những nông dân thời đại mới. 

Trên dòng sông Luộc đoạn chảy qua địa phận xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ hình thành vùng sản xuất của những người trẻ đam mê chăn nuôi. Từ 4 lồng cá lúc đầu của 2 hộ, sau 4 năm, khu vực này đã có 16 gia đình tham gia xây dựng mô hình với số lồng cá đã tăng lên 312 lồng. Những nông dân ở đây không làm ăn riêng rẽ mà bó bện với nhau, cùng giúp nhau chăn nuôi hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Huyền - thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: Chúng tôi ra đây thì ủng hộ, giúp đỡ nhau, người nọ trợ giúp người kia. Những người đã làm trước rồi thì giúp đỡ những người chưa biết. Dần dần việc chăn nuôi cũng ổn định. 1 lồng cá mỗi năm chúng tôi cũng thu lãi 50 triệu đồng.

Vượt lên cách làm ăn cũ, những nông dân với tư duy mới không chỉ mang đến cuộc sống đủ đầy cho gia đình họ mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo, mang đến sức sống cho những miền quê./.

Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...