Doanh nghiệp duy trì và phát triển nghề truyền thống

Chủ nhật, 19/05/2019 | 21:10:01
1,445 lượt xem

Trước nguy cơ mai một của nhiều làng nghề truyền thống hiện nay, đã có những làng nghề đã tìm được hướng đi và không ngừng phát triển nhờ đổi mới phương thức sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá rộng rãi sản phẩm làng nghề ra thị trường nước ngoài.

Lực lượng lao động giảm, thị trường đầu ra trong nước gặp nhiều khó khăn, để duy trì và phát triển sản phẩm đệm ghế cói của quê hương, năm 2011, anh Phạm Tiến Duật - xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương đã có kế hoạch mở rộng thị trường ra nước ngoài, mở gian hàng trên trang thương mại điện tử Alibaba và tham gia hội chợ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. 

Anh Phạm Tiến Duật - Giám đốc Doanh nghiệp XNK thủ công mỹ nghệ, xã Quang Lịch, huyện Kiến Xương: Để có được website quảng bá sản phẩm nhờ sự hỗ trợ của sở công thương, mở website. Công ty thường xuyên đăng mẫu mã sản phẩm lên website, do đó tạo được sự tin tưởng khách hàng.

Cải tiến sản phẩm với nhiều mẫu mã, kích thước khác nhau, để tạo ra sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao đáp ứng nhu cầu thị trường, là hướng đi mà công ty SX và XNK hàng TCMN Tây An, xã Tây An, huyện Tiền Hải, khẳng định chỗ đứng của sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên đấu trường quốc tế và tạo việc làm cho gần 70.000 lao động trong tỉnh. 


Bà Phạm Thị Ngắn - Giám đốc Công ty SX và XNK hàng thủ công mỹ nghệ Tây An, huyện Tiền Hải: Từ năm 2017 thành lập công ty, tôi thường xuyên đổi mới, đầu óc lúc nào cũng nghĩ ra các mẫu mã mới, vừa đan, vừa móc làm ra các sản phẩm bắt mắt, các nước họ rất thích sản phẩm thủ công làm bằng tay, dù là sản phẩm bằng dây cói, dây giấy thì các sản phẩm nó sẽ rất đẹp.

Đó là 2 trong số rất nhiều hướng đi mà các doanh nghiệp đã tìm đầu ra ổn định cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ của quê hương, nhằm tăng doanh thu và góp phần giải quyết bài toán lao động nông thôn. Quan trọng hơn, việc phát triển dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, sẽ là hướng đi phát triển bền vững, là giải pháp hữu hiệu giảm dần rác thải nhựa và túi nylon hướng tới bảo vệ môi trường sống.

Bà Phạm Thị Ngắn, Giám đốc Công ty SX và XNK hàng thủ công mỹ nghệ Tây An, huyện Tiền Hải: Sản phẩm làm ra từ cói, làm ra túi cói, giỏ cói, làn cói, mình pha trộn vào mẫu mã hoa văn, các nước họ mùa rất nhiều, sau 1 năm họ không dùng có thể đốt đi, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tăng cường xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm nghề, làng nghề, đã và đang thể hiện rõ vai trò của công ty, doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề truyền thống trong tỉnh hiện nay./.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...