Về xã Đông Phương, huyện Đông Hưng, ngày càng có nhiều ngôi nhà mới khang trang, đời sống nhân dân được cải thiện. Đó không chỉ là thành quả của xây dựng nông thôn mới, mà sự đổi thay trong cuộc sống người dân còn xuất phát từ những doanh nghiệp về địa phương sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thay đổi tư duy cho nhiều lao động ở nông thôn.
Cách đây chỉ 7 năm thôi, muốn đi làm công nhân, chị Phạm Thị Hảo, ở xã Đông Phương, huyện Đông Hưng phải vào tận miền Nam tìm việc. Nhưng nay thì khác, khi nhiều công ty được thành lập ngay tại xã, chị Hảo đã về quê làm việc. Vừa gần bố mẹ, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình mà mức lương cũng ổn định. Số tiền chị tiết kiệm được còn nhiều hơn so với trước đây.
Chị Phạm Thị Hảo - Xã Đông Phương: Trước đây tôi phải vào tận TP HCM làm. Sau khi có doanh nghiệp ở quê thì mình quyết định về. Về đây yên tâm, gần bố mẹ lại không phải mất các chi phí ở, đi lại.
Nắm bắt được nhu cầu việc làm của người dân và mong muốn đóng góp cho quê hương, anh Phạm Hồng Lợi trở về quê thành lập công ty may. Ban đầu chỉ là một xưởng nhỏ, thì nay sau gần 10 năm phát triển, công ty của anh Lợi đang tạo việc làm cho trên 300 lao động của xã Đông Phương và các xã lân cận với mức lương trung bình khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Sắp tới, anh Lợi dự định sẽ mở rộng sản xuất, tuyển thêm 300 lao động nữa.
Anh Phạm Hồng Lợi - GĐ Công ty may xã Đông Phương: Trước đây tôi cũng ở miền Nam chứng kiến cảnh những người dân quê mình vào đó tìm việc vất vả quá. Mình là người con quê hương nên đã mở công ty may tạo việc làm cho lao động địa phương. Công ty hiện đang có nhiều chính sách về tiền lương và chế độ phúc lợi để công nhân yên tâm gắn bó, làm việc.
Cấp ủy, chính quyền xã Đông Phương có chủ trương và cơ chế, khuyến khích đưa ngành nghề vào địa phương, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn xã có 6 doanh nghiệp và nhiều cơ sở may gia công nhỏ, tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động của địa phương.
Việc đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 58%.
Ông Phạm Xuân Cảnh - Chủ tịch UBND xã Đông Phương: Địa phương khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Công nghiệp về làng đã góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Nhìn khung cảnh làng quê giàu đẹp, văn minh hôm nay, ít ai ngờ rằng Đông Phương từng là một xã thuần nông nghèo khó. Sự phát triển của những doanh nghiệp ở nông thôn đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương, đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho người dân nơi đây.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...