Tìm nguồn thức ăn có sẵn, huy động các tổ chức tín dụng hỗ trợ lãi xuất vốn vay, đó là những giải pháp mà các địa phương ở huyện Thái Thụy ( Thái Bình) đang áp dụng khi thị trường lợn hơi xuống giá như hiện nay.
Cả chục năm gắn bó với nghề chăn nuôi, anh Trần Văn Đô - xã Thái Thủy đầu tư vài trăm triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô. Toàn bộ vốn liếng anh Đô đã đổ vào 2 khu trại với hơn 11 con nái, 60 lợn thịt và hi vọng làm giàu từ chăn nuôi. Hạch toán như thời điểm hiện tại, để cầm cự, mỗi ngày anh chấp nhận lỗ từ 500 đến 1 triệu đồng.
Anh Trần Văn Đô - xã Thái Thủy: Đầu ra phụ thuộc vào thương lái, nếu thời điểm này thì người chăn nuôi lỗ 500 - 1 triệu đồng/ngày. Khó khăn của người dân thứ nhất là công ty cám không hỗ trợ, thứ 2 là người dân phải tự lực gánh sinh, vay vốn làm. Thôi thì cũng cố gắng mình cho ăn một phần độn ngô cám để duy trì, đến lúc xuất phải phụ thuộc vào giá cả.
Thay vì bán tháo như các hộ, thì gia đình anh Trần Văn Pha lại duy trì đàn lợn cả trăm còn bằng phương thức tự chế biến thức ăn để giảm giá thành, chi phí sản xuất. Với các nguyên liệu như cá tươi, cám gạo, ngô, men vi sinh, cứ 5 ngày 1 lần anh lại sản xuất một mẻ thức ăn.
Anh Trần Văn Pha - xã Thái Thủy: Sản xuất thức ăn chăn nuôi của gia đình tôi mang lại hiệu quả rất cao, toàn bộ tôi làm bằng sản phẩm phụ của quê mình, so với thị trường cám viên thì giảm được 40%. Trong lúc trên thị trường lợn hơi đang xuống thấp thì chúng tôi sản xuất thức ăn chăn nuôi thì giảm được chi phí, không bỏ chống chuồng.
Khi thị trường lợn hơi đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, chính quyền các địa phương ở huyện Thái Thụy tích cực vào cuộc nhằm tháo gỡ khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND xã Thái Tân: Chúng tôi đang vận động tuyên truyền, thứ nhất là người dân tích cực ủng hộ mua thực phẩm trên địa bàn, đặc biệt là vận động doanh nghiệp, cùng với các nhà máy lớn xung quanh như nhiệt điện Thái Bình, các tổ chức công đoàn tiếp thu thực phẩm, để tăng đầu ra. Đối với ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện vay vốn lãi suất thấp.
Trong khi thị trường lợn hơi xuống dốc không phanh thì thực tế chăn nuôi hữu cơ với chuỗi sản xuất - giết mổ khép kín, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng vẫn mang lại lợi nhuận. Tại trang trại của ông Lưu Sỹ Đoán, thường xuyên duy trì 500 đầu lợn, mỗi kg thịt lợn bán ra 135.000 đồng. Ở thời điểm này thậm chí không đủ thịt lợn để cung cấp cho thị trường.
Ông Lưu Sỹ Đoán - Chủ tịch HĐQT HTX lương thực hữu cơ Ban Mai Bio: Thời gian qua cũng rất vinh dự cho chúng tôi được cục sở hữu trí tuệ tặng cúp tốp 50 nhãn hiệu năm 2017, cũng là động lực để chúng tôi phát triển. Khi nền chăn nuôi đang khủng hoảng như thế này, nói là không ảnh hưởng thì không phải, nhưng rất ít. Trong thời gian tới HTX phát triển thêm 4 - 5 cửa hàng.
Rõ ràng, thực phẩm sạch, an toàn mới có thể hướng tới sự phát triển bền vững. Thay vì phát triển chăn nuôi ồ ạt như hiện nay, người chăn nuôi cần tính toán tới phương thức chăn nuôi hữu cơ, sản xuất thịt lợn sạch, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có như thế điệp khúc "được mùa mất giá" mới không còn là nỗi lo của người nông dân.
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...