Ngày 28-9-2016, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 2623/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi giai đoạn 2016 - 2020”. Nội dung chủ yếu tập trung vào nâng cao giá trị sản xuất nông sản, sản xuất thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho thị trường.
Sản xuất rau màu tại xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ.
Mục tiêu của Đề án xây dựng đến hết năm 2016 sẽ có 2 mô hình sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi: Mô hình sản xuất rau tại xã Quỳnh Hải (huyện Quỳnh Phụ), trồng trong vụ đông 2016 với sản phẩm cây trồng chính là hành, ớt và một số loại rau màu khác với quy mô 10 ha ; mô hình sản xuất rau tại xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình) sản xuất trong vụ đông năm 2016 và vụ xuân các năm sau, với sản phẩm cây trồng chính là cải bó xôi, cải ngọt và xa lát quy mô 10 ha.
Đến hết năm 2017 sẽ xây dựng 7 vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi. Trong đó, 5 vùng sản xuất rau, 1 mô hình và 1 vùng sản xuất lúa gạo. Cụ thể: Tại xã Nguyên Xá (huyện Đông Hưng), thực hiện vụ đông 2017 với sản phẩm cây trồng chính là cà chua, bắp cải, với quy mô 20 ha. Tại xã Điệp Nông (huyện Hưng Hà) trồng trong vụ xuân 2017, sản phẩm cây trồng chính là bí đao xanh, đậu tương rau, cải bó xôi và dưa chuột, quy mô 20 ha. Tại xã Vũ An (huyện Kiến Xương) trồng trong vụ xuân và vụ đông năm 2017, sản phẩm cây trồng chính là cây khoai tây và một số rau màu khác, quy mô 20 ha. Tại xã Thuỵ An (huyện Thái Thuỵ) trồng trong vụ đông năm 2017, sản phẩm cây trồng chính là cây tỏi và rau màu khác, quy mô 20 ha. Tại xã Việt Hùng (huyện Vũ Thư) trồng trong vụ xuân, vụ hè năm 2017 với sản phẩm cây trồng chính là cây dưa lê, dưa bí các loại, quy mô 20 ha. Tại xã Thái Thọ (huyện Thái Thuỵ) thực hiện 1 mô hình sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, quy mô 20 ha. Tại xã Bình Định (huyện Kiến Xương) thực hiện 1 vùng sản xuất, xây dựng thương hiệu lúa gạo, quy mô 40 ha.
Từ năm 2018 đến hết năm 2020 sẽ mở rộng các mô hình và các vùng sản xuất hiện có, phấn đấu đạt 250 ha rau và 500 ha lúa thực hiện sản xuất sản phẩm cây trồng an toàn theo chuỗi, xây dựng được thương hiệu sản phẩm lúa gạo.
Đề án cũng đề ra các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện như Khảo sát hiện trạng để xác định vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi với các tiêu chí cụ thể, chú trọng các tiêu chí liên quan đến an toàn thực phẩm; ưu tiên xây dựng mô hình ở vùng bãi ven sông. Quy hoạch cơ cấu, loại cây trồng, loại giống cụ thể ở mỗi vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi để triển khai, thực hiện đồng nhất trong vùng quy hoạch; tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong thực hiện; tập trung chỉ đạo, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư; cơ chế, chính sách cho xây dựng vùng sản xuất cây trồng an toàn theo chuỗi.
Nội dung chi tiết Đề án xem tại đây
Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...
Sáng 2.12, đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,...
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...