Mỗi độ mùa thu về, người dân Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh lại bồi hồi nhớ không khí rộn ràng của những đêm biểu diễn trống quân Bùi Xá. Ngày nay, hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn.
Nghệ thuật trống quân Bùi Xá xuất hiện từ thế kỷ thứ XIII. Cứ vào tháng Tám âm lịch, người dân trong làng tưng bừng mở hội hát trống quân. Sau năm 1945, nghề hát trống quân lắng xuống, đến năm 1993 được khôi phục lại với sự ra đời Câu lạc bộ trống quân Bùi Xá, bảo tồn nét độc đáo riêng mà không loại hình nghệ thuật nào có được.
Nghệ nhân Lê Bá Bạo - Làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: "Như các cụ ngày xưa gọi là quan họ 2, tức là nó rưa rứa theo quan họ, còn nó khác ở chỗ văn vẫn là 6/8, trên 6 dưới 8 nhưng khi cất lên thì lại là 10 hoặc 11 trên 9, nó nảy không phải theo quan họ mà theo trống quân, rất tình cảm, kể cả câu văn lời cổ lẫn câu văn lời mới, giao lưu không khác gì quan họ."
Bên cạnh đó, trống quân Bùi Xá đặc biệt bởi nhạc cụ trống đất để bắt nhịp điệu bài hát. Tuy nhiên, để dễ dàng cơ động, đưa trống quân đi biểu diễn, chiếc trống đất có thể thay thế bằng trống thường. Dụng cụ âm nhạc đơn giản, lời ca dân giã gửi gắm tình cảm, ước mơ của người dân Bắc Bộ xưa nhưng không có nghĩa dễ dàng với những người mới theo học.
Bà Lê Thị Thư - Chủ nhiệm CLB Trống quân Bùi Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: "Hát trống quân Làng Bùi phải giữ nề nếp đúng, từ cái độ ngân nga nảy là phải đúng của trống quân, chứ không thể nào khác đi được. Thí dụ như là ‘tôi chào trống quân á mời vào, tôi chào trống quân’, nó hát từ câu ở giữa hát ra. Cái ý là phải giữ được nề nếp của các cụ để mà nối lại, truyền đạt lại cho các cháu về sau này."
Tuy nhiên, công tác bảo tồn hát trống quân Bùi Xá hiện nay còn nhiều khó khăn như việc tìm kiếm thế hệ kế cận, khó có thể tái hiện không gian trống quân để các thế hệ cảm nhận được vẻ đẹp đêm hội trống quân xưa. Do đó, các nghệ nhân mong muốn được hỗ trợ mở các lớp truyền dạy hát trống quân, có cơ chế hỗ trợ hoạt động Câu lạc bộ và có chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân.
Anh Phạm Hoàng Anh - Trưởng thôn Bùi Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh: "Với chính quyền địa phương, chúng tôi cũng thường xuyên có những công tác để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống mà các cụ để lại. Trong quá trình tổ chức còn gặp không ít những khó khăn, bảo tồn về hệ thống các bài hát. Chúng tôi đang có đề nghị sưu tầm, biên soạn lại toàn bộ bài hát về hát trống quân cổ. Và đồng thời khuyến khích, động viên các cụ để có các sáng tác mới hát trống quân. Chúng tôi cũng mong muốn các cấp tạo điều kiện quan tâm hơn đến loại nghệ thuật hát trống quân Bùi Xá."
Để bảo tồn nghệ thuật hát trống quân Bùi Xá, thích ứng với sự phát triển của của đời sống âm nhạc đương đại, nghệ thuật này nên đưa vào truyền dạy trong các trường học phổ thông nhằm phát huy, tăng cường nguồn lực cho phong trào để di sản văn hóa phi vật thể có thể trường tồn và lan tỏa./.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...