Gian nan hành trình phục dựng trang phục cổ

Thứ 2, 19/08/2019 | 11:01:05
1,586 lượt xem

Lâu nay, những nhà điện ảnh theo dòng phim lịch sử, phim cổ trang Việt luôn gặp nhiều thách thức về bối cảnh, trường quay, công nghệ… trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, phục trang là vấn đề thực sự khó khăn với nhà làm phim Việt bởi nguồn sử liệu chính xác về trang phục cổ, cũng như chi phí đầu tư lớn khiến các nhà làm phim không khỏi bối rối.

Dù là những bộ phim tái hiện lịch sử, chính sử hay những phim cổ trang, giả tưởng, khán giả Việt lâu nay vẫn chưa hài lòng với trang phục trong phim. Đơn cử, có bộ phim lịch sử được đặt hàng với kinh phí lớn từng phải hủy phát sóng vì phục trang bị chỉ trích quá giống nước bạn, không thể sửa lại cho thuần Việt hơn. 

Có những phim bị so sánh vì màu sắc, thiết kế không khác những nhân vật nổi tiếng trong phim Trung Quốc. Những bộ phim cổ trang, giả tưởng không có mốc thời gian cố định, tưởng sẽ dễ thiết kế phục trang hơn phim chính sử song người xem vẫn chê là sáng tạo cổ phục tùy hứng, hoặc quá gợi cảm so với thời đại.   

Phim lịch sử, cổ trang Việt Nam, dù đầu tư lớn, đáng tiếc là hầu hết trang phục không tuân theo bất cứ một quy chuẩn nào, không tham khảo các tài liệu lịch sử trong việc thiết kế phục trang. 

PV GS sử học Lê Văn Lan

"Chúng ta có một trường hợp điển hình từ thời bắt đầu làm phim lịch sử với trang phục rất sơ sài là phim Hoàng Lê nhất thống chí. Đạo diễn và những nhà làm phim đó chỉ có số tiền khiêm tốn cho nên họ phải mượn trang phục sẵn có của đoàn tuồng này đoàn chèo kia miễn là nó có vẻ cổ cổ một chút rồi đưa vào. Do đó, nhận được sự phản ứng rất dữ dội của dư luận…"

Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh, phim “Phượng khấu”: 
"Trang phục trong điện ảnh nó khác trong trang phục đời thường về màu sắc, về độ ứng dụng, về mặt ở phim trường, quay, thay về thiết kế nó phải có yếu tố dung hòa để các bạn phục dựng lại cổ phục ứng dụng vào phim trường như thế nào. Có chất liệu, lớp vải may… về trang phục ekip phải ngồi với nhau với rất nhiều chuyên gia. Phải sử dụng tất cả các nguồn dữ liệu của người Việt và người Pháp còn lại như hình ảnh, video về bà Từ Cung…"


Tại tọa đàm “Cổ phục Việt – Từ đời sống đến điện ảnh” vừa diễn ra tại Hà Nội, đại diện cty Ỷ Vân Hiên, đơn vị thực hiện phục trang cho phim Phượng khấu chia sẻ: Một trong những khó khăn khi thiết kế phục trang trong phim lịch sử là người làm phim thiếu kiến thức hoặc mơ hồ về trang phục cổ dân tộc. Thêm nữa, sự công phu khi thực hiện trang phục cho phim lịch sử cũng khiến người làm phim bối rối. Đơn cử, quá trình làm phục trang cho phim Phượng khấu với 200 bộ trang phục, trong đó 50% thêu thủ công công phu gấp mấy lần làm phim hiện đại,

Bên cạnh đó, mâu thuẫn về yếu tố giải trí, ăn khách và vấn đề sử liệu khi làm phim lịch sử cũng là khó khăn với các nhà làm phim. 

Đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh, phim “Phượng khấu” cũng chia sẻ thêm: Hai yếu tố này vừa thống nhất lại vừa đối chọi với nhau. Nếu làm phim lịch sử trung thành 100% với lịch sử thì nó thành phim tài liệu. Mà nếu phóng tác, phá phách không có nghiên cứu, tùy tiện thì lại trở thành xuyên tạc. Nên người làm phim dã sử hay phim cổ trang Việt Nam thì đi giữa lằn ranh mong manh, và dễ bị ném đá. 

Cũng theo GS sử học Lê Văn Lan: Nếu phim lịch sử quá đúng với lịch sử thì chằn chặn ra từng chuyện… thì lịch sử không  cần tái hiện nữa… ở đây có nghệ thuật cộng với sự thực lịch sử để cùng nhau làm cho sự thực lịch sử được thăng hoa, đẹp đẽ, vừa đúng với yêu cầu…

Diễn viên Diễm My 9x: "Để tham gia vào những bộ phim thế này Mình phải tìm hiểu và tập rất nhiều về tác phong như đi đứng, cách nói chuyện để giống với các nhân vật thời  xưa. Bên cạnh đó mình cũng phải trang bị những kiến thức nhất định về văn hóa và lịch sử Việt Nam"

Rõ ràng, khó khăn lớn nhất của phim truyện lịch sử không chỉ là vốn, mà còn là sự nghiên cứu đầu tư nghiêm túc về sử liệu, về trang phục, văn hóa cổ Việt. Bên cạnh đó là chiến lược lâu dài về cơ sở vật chất lẫn con người, có như vậy mới hy vọng có bộ phim lịch sử Việt khiến khán giả nước nhà “tâm phục khẩu phục”!

Theo Thông tấn xã Việt Nam

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...