Bộ GD&ĐT mới đây cho biết sẽ thí điểm triển khai học bạ điện tử trên toàn quốc nhằm giảm thủ tục hành chính, giảm áp lực cho giáo viên và các trường. Hiện cũng đã có nhiều địa phương triển khai các phần mềm học bạ điện tử. Tuy nhiên mỗi địa phương lại sử dụng theo một hệ thống riêng, không đồng nhất, gây khó khăn cho việc nhận xét, đánh giá.
Cách đây 4 năm, từ năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành, trong đó loại bỏ học bạ, sổ điểm giấy. Theo đó, các trường được khuyến khích dùng các ứng dụng sổ điểm, học bạ điện tử. Việc này đã góp phần cải cách hành chính, giảm bớt gánh nặng cho các thầy cô.
Cô giáo Sa Thị Thỏa – Trường THPT Mường Chiềng, Hòa Bình: “Trước đây khi mà làm sổ điểm tay phải vào cẩn thận vì nếu sai phải chỉnh sửa, có 13 môn thì 13 giáo viên phải chờ làm trên 1 quyển nhưng sổ điểm điện tử giáo viên có thể chủ động làm trên tài khoản của mình. Phần tính toán con điểm rất chính xác”
Thuận lợi là vậy, tuy nhiên hệ thống này đang được vận hành không đồng bộ. Mỗi địa phương triển khai học bạ điện tử theo một hệ thống riêng, không thống nhất và không công nhận lẫn nhau. Điều này dẫn tới một số hạn chế như học sinh chuyển trường sang tỉnh khác vẫn phải xin học bạ truyền thống, hoặc các em vẫn phải nộp học bạ giấy khi xét tuyển đại học.
Thầy giáo Phạm Quốc Toản – Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội: “Khi học sinh đi nộp vào các trường, học sinh đi xét tuyển các công việc khác luôn phải in ra và có chữ ký đóng dấu. Tiện ích của việc sử dụng dữ liệu điện tử lại chưa cao.”
Cô giáo Lê Thị Thúy Hằng – Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội: “Hiện tại quá trình học sinh chuyển trường nếu trong thành phố Hà Nội khá là dễ dàng nhưng nếu khác thành phố, cơ sở dữ liệu ngành không đồng nhất sẽ khó khăn cho học sinh, phụ huynh học sinh và những người làm hồ sơ cho học sinh chuyển trường”
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nghiên cứu thí điểm triển khai học bạ, sổ điểm điện tử trên quy mô quốc gia trong năm học này. Sau đó đánh giá chính xác kết quả mô hình, sẽ có hướng dẫn, thể chế để thực hiện việc quản lý, sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Khi đó, những bất cập nêu trên có thể được tháo gỡ. Đây cũng là mong muốn của phần lớn giáo viên hiện nay.
Thầy giáo Phạm Lê Hồng Anh – Phó Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội: “Việc đưa vào sử dụng học bạ điện tử sẽ giúp các trường tiết kiệm nhiều cả về kinh phí lẫn thời gian của giáo viên. Giáo viên chỉ cần sử dụng chữ ký số là xác nhận được nội dung dữ liệu trên hệ thống rồi chứ không phải ký cho từng học sinh cho từng lớp nữa tiết kiệm nhiều thời gian. Sử dụng nó sẽ trở nên thuận tiện, rộng rãi hơn.”
Tuy nhiên hiện cũng có nhiều ý kiến lo ngại khi triển khai học bạ điện tử trên diện rộng với địa bàn vùng sâu vùng xa - nơi mà cơ sở vật chất và hạ tầng vốn còn nhiều hạn chế thì khó khăn là không tránh khỏi. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết sẽ cần thời gian hoàn thiện để vận hành nhịp nhàng một hệ thống với khối lượng dữ liệu lớn trên quy mô cả nước.
Nguồn TTXVN
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...