Tự chủ đại học cần đồng bộ nhiều yếu tố

Thứ 6, 05/08/2022 | 00:00:00
1,156 lượt xem

Được kỳ vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng toàn diện cho giáo dục đại học, đến nay, tự chủ đại học đã đạt một số kết quả đáng khích lệ, tạo bước chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện.

Bắt đầu triển khai thí điểm từ năm 2014, đến nay đã có 142/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật giáo dục đại học. Tới nay có 32,7% trường đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; 13,7% trường đảm bảo chi thường xuyên. Tổng thu của các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tăng rõ rệt. Thu nhập bình quân tăng 20,8% đối với giảng viên và 18,7% đối với cán bộ quản lý. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, tính cạnh tranh của cơ sở đại học khi triển khai tự chủ được nâng cao hơn khiến cho các trường có nhiều động thái rõ rệt để xây dựng "thương hiệu"

Ông Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo

Thành công lớn nhất của tự chủ đại học là làm thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức, hành động. Từ những thay đổi đó dẫn tới các trường thụ hưởng nguồn lực tốt hơn, có năng lực cạnh tranh tốt hơn trong hệ thống. Cuối cùng quan trọng nhất là cung cấp chất lượng đào tạo tốt hơn cho người học, cung cấp sản phẩm kết quả nghiên cứu để phục vụ cộng đồng 


Ngày 4/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tự chủ đại học năm 2022 nhằm đánh giá kết quả đã đạt được và thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc, xác định những nguyên nhân trọng yếu, từ đó định hướng lộ trình, những việc cần làm trong thời gian tới.

Tại hội nghị, các đại biểu nhận định tự chủ đại học là một cơ chế mới, phức tạp, cần đồng bộ của nhiều yếu tố, nhiều khâu, nhiều hoạt động. Vì vậy trong quá trình triển khai vẫn có những vướng mắc, bộc lộ những hạn chế, khó khăn. Trongg đó có những vướng mắc do hệ thống các văn bản pháp luật làm nền tảng cho việc triển khai còn những điểm chồng chéo, thiếu đồng bộ và nhất quán. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, quá trình thực hiện tự chủ đại học là một chặng đường đổi mới rất dài, "không chỉ có hoa hồng" mà còn nhiều chông gai, gian khổ, phía trước còn nhiều khó khăn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam 

Thực tiễn cho thấy, đổi mới giáo dục, trong đó có giáo dục đại học phải theo đúng xu thế quốc tế, nhưng phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, một nước đang phát triển thu nhập thấp, khác biệt về văn hóa, truyền thống, nhất là phải phù hợp với thể chế chính trị của đất nước. Việc thực hiện tự chủ đại học là con đường một chiều không quay lại được


Nhấn mạnh sứ mệnh sáng tạo tri thức của các trường đại học, Phó Thủ tướng yêu cầu cần phải có đổi mới đột phá trong nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trước hết tập trung vào những trường có năng lực, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên các trường khác cùng tham gia. 

Theo TTXVN 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...