Cần minh bạch giá sách giáo khoa

Chủ nhật, 17/07/2022 | 00:00:00
1,265 lượt xem

Giá sách giáo khoa tăng cao cùng với lãng phí trong sử dụng đã gây bức xúc dư luận và làm nóng cả nghị trường quốc hội chưa lắng xuống thì việc Ông Nguyễn Đức Thái - Chủ tịch HĐTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam bị xử lý kỷ luật mới đây vì vi phạm chính sách, pháp luật khi chỉ đạo nhà xuất bản tổ chức sản xuất - kinh doanh sách giáo khoa lại khiến vấn đề được xới xáo thì và nhiều lẽ cũng được vỡ ra.

 Cùng với quyết định thi hành kỷ luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với ông Nguyễn Đức Thái thì thông tin về doanh thu của Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam được công bố cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bởi lẽ, tổng doanh thu năm 2021 hơn 1.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là gần 300 tỉ đồng, vượt 2,5 lần so với kế hoạch trong đó chủ yếu từ phân phối sách giáo khoa. Trong khi đó, trước khi thực hiện phát hành sách giáo khoa mới thì nhà xuất bản này báo cáo liên tục phải bù lỗ 40 tỷ đồng /năm. 

Chị Lê Thu Trang – quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khi nghe tin xử lý vi phạm thấy yên tâm, mong là Bộ Giáo dục- Đào tạo có biện pháp kiểm soát giá sách đối với lại tiền này thì các gia đình không thể không chi, Thành phố khó khăn thì nông thôn khó khăn gấp bội. 


TS Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Lợi nhuận cao quá so với ngành khác nhất là cùng ngành xuất bản ,không có nhà xuất bản nào có lợi nhuận khá như Nhà xuất bản Giáo dục


Điều đáng nói, trong khi việc phát hành sách giáo khoa mới mang lại lợi nhuận tăng vọt cho đơn vị xuất bản thì người dân lại phải gánh mức phí mua sách cho con cao gần 3-4 lần so với sách cũ. 

Anh Nguyễn Đại Tiến – quận Long Biên, Hà Nội

Có cuốn tăng 4-50%, đầu tư cũng phải chấp nhận nhưng với gia đình có nhiều con và hoàn cảnh khó khăn 3 bộ sách thì với mức giá như vậy rất là lãng phí.



Ông Phạm Văn Hòa – Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai

Tăng lên bao nhiêu thì tăng, kiểu vô tội vạ chỉ có chết dân còn mang lại lợi nhuận rất cao, kếch xù cho Nhà sản xuất thì nó không phù hợp


Ngoài bức xúc vì giá sách tăng cao thì mức thu nhập khủng của dàn lãnh đạo Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam với bình quân khoảng 500-700 triệu đồng/năm được hé lộ cũng khiến dư luận ngỡ ngàng. Từ đó, định giá lại sách giáo khoa càng trở thành vấn đề cấp thiết được dư luận đặt ra. 

TS Nguyễn Quốc Vương – Chuyên gia giáo dục

Chúng ta cần phải làm rõ hơn, minh bạch hơn quá trình làm sách giáo khoa như thế nào, tuyển chọn ra sao, phát hành như thế nào, sau đó dòng tiền, nguồn lợi đem lại được phân bổ như thế nào, trong quá trình đó đơn vị xuất bản đã cân nhắc đến quyền lợi của người dân hay chưa, là người dân chúng tôi mong đợi điều đó, vì làm như vậy mới không mắc lại sai lầm


Sách giáo khoa thuộc nhóm vật tư giáo dục thiết yếu của học sinh; ảnh hưởng đến an sinh xã hội, đặc biệt là người dân vùng khó khăn nên trước mắt Chính phủ chỉ đạo các bộ liên quan có biện pháp hạ giá SGK phù hợp. Song để tránh tình trạng mỗi nhà xuất bản tự kê khai giá 1 kiểu thì tiến tới Sách giáo khoa sẽ được bổ sung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá ./. 

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...