Giáo viên hợp đồng nhọc nhằn mưu sinh trong mùa dịch

Thứ 5, 24/03/2022 | 00:00:00
691 lượt xem

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới mọi mặt của đời sống xã hội. Giống như nhiều ngành nghề khác, bộ phận giáo viên hợp đồng đã gặp phải những xáo trộn và thay đổi rất lớn. Nghỉ việc, không có lương, nhiều người phải xoay xở đủ nghề để duy trì cuộc sống.

Chị Thu gói hàng giao kiếm tiền mưu sinh trong thời gian nghỉ làm vì dịch Covid

Được dạy học trực tiếp ổn định trên trường là mong ước trong nhiều tháng nay đối với những giáo viên hợp đồng tại các trường tư thục như chị Thu. Vì làm theo chế độ hợp đồng nên nghỉ dạy đồng nghĩa không lương. Thế nhưng mọi chi phí sinh hoạt cho một gia đình 4 người vẫn phải duy trì, buộc chị Thu phải tìm kiếm các công việc khác để có tiền trang trải.

Cô giáo Tống Thị Lệ Thu, trường mầm non Hoa Phượng, thành phố Thái Bình:

“Tính từ đầu năm đến giờ, 4 tháng tôi nghỉ làm là 4 tháng không có lương. Tôi lại là trụ cột chính trong gia đình nên đã phải làm đủ những công việc khác như ship hàng, chở hàng thuê, ai gọi việc gì cũng làm để có tiền trang trải.”


Chị Lý phải ở nhà trong thời gian nghỉ làm vì dịch Covid

Cũng trong hoàn cảnh tương tự, chị Nguyễn Thị Lý vốn là một cô nuôi nấu ăn và chăm sóc bữa ăn bán trú. Học sinh nghỉ học, chỉ khi nào có thời gian chị mới đến trường để lau dọn nhà bếp, còn hàng ngày chị Lý xoay sở đủ nghề có tiền duy trì cuộc sống.

Chị Nguyễn Thị Lý, nhân viên nhà bếp trường tiểu học Thuỵ Trường, huyện Thái Thuỵ:

“Tôi rất là buồn, gia đình có 3 đứa con, chồng thì thu nhập cũng bấp bênh nên tôi làm ruộng, ao đầm để kiếm tiền, cuộc sống nó rất cơ cực, khó khăn.”


Học sinh tạm dừng đến trường để phòng dịch khiến nguồn thu eo hẹp, thế nhưng mọi chi phí vẫn phải duy trì để bảo đảm cho hoạt động của nhà trường. Khó khăn là vậy nhưng để ổn định được đội ngũ giáo viên, Ban giám hiệu của một số cơ sở giáo dục cũng đã cố gắng hỗ trợ phần nào.

Cô giáo Nguyễn Thị Nhuân, Hiệu trưởng trường mầm non Thuỵ Trường, huyện Thái Thuỵ:

“Do tình hình dịch bệnh, các cô nuôi chia ca đi làm 50% nên chúng tôi đã kêu gọi phụ huynh cùng ra hỗ trợ để bù vào phần chấm công cho các cô, ngoài ra thì cũng chưa biết phải hỗ trợ bằng cách nào vì kinh phí của nhà trường cũng eo hẹp.”


Nhà trường và giáo viên duy trì tốt việc học tập và sinh hoạt cho các cháu

Cô Vũ Thị Sen, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Phượng, thành phố Thái Bình:

“Để ổn định được đội ngũ giáo viên, nhà trường đã hỗ trợ 1 phần kinh phí cho giáo viên như trong dịp 20/11, Tết âm lịch như vậy cũng là 1 sự cố gắng của nhà trường. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.”


Giờ đây, thầy cô giáo và nhân viên trong các nhà trường chỉ biết mong chờ vào sự giúp đỡ của các cấp chính quyền để có thể khắc phục phần nào khó khăn trong giai đoạn này, để ổn định cuộc sống và tiếp tục bám nghề.

Ngọc Anh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...