Chung tay bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hoá địa phương, những năm gần đây các cơ sở giáo dục của tỉnh Thái Bình đã phát huy hiệu quả việc dạy và học gắn với di sản văn hoá. Đây là một trong những hoạt động tích cực mà ngành giáo dục Thái Bình khuyến khích nhằm đưa di sản vào trong mỗi bài giảng.
Qua những tiểu phẩm kịch, tranh ảnh và video clip chuyên đề đã tái hiện lại được những giai đoạn lịch sử, những danh nhân và anh hùng trong lịch sử của mảnh đất Thái Bình như Phan Bá Vành, Vũ Thị Thục, Lí Bí, Trần Lãm...
Với hình thức sân khấu hóa các hoạt động học tập, chuyên đề đã thu hút sự tham gia tích cực, hào hứng của nhiều em học sinh.
Em Bùi Ngọc Dũng, học sinh Trường THCS Kỳ Bá, thành phố Thái Bình: “Thông qua chương trình này em được biết nhiều hơn về những di sản văn hoá của nơi mà em đang sống, em dễ dàng ghi nhớ về công ơn của những anh hùng, những người đã xây dựng nên quê hương Thái Bình.”
Nhiều thông tin về những làng nghề truyền thống của Thái Bình như Nghề Chạm bạc Đồng Xâm, Làng nghề Chiếu Hới, Làng nghề mây tre đan...cũng được đưa vào giảng dạy trong chuyên đề. Đến nay, hoạt động này đã đi vào nề nếp, là phương pháp dạy học gắn những lí thuyết liên môn vào thực tiễn, giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức, hiểu sâu hơn về mảnh đất và con người Thái Bình.
Cô giáo Đào Thị Thu Hiên, Trường THCS Kỳ Bá, thành phố Thái Bình: “Tôi mong muốn chương trình dạy học gắn học gắn với di sản sẽ được tổ chức cho từng khối lớp với những nội dung cụ thể hơn, ví sụ như khối 6 thì đến Vũ Thư, khối 7 đến Hưng Hà…”
Cô giáo Nguyễn Thị Việt Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Bá thành phố Thái Bình: “Nhà trường mong muốn khi triển khai chương trình GDPT 2018 với dự kiến 150 giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp thì các em học sinh sẽ có được những chương trình trải nghiệm đạt hiệu quả tốt hơn.”
Bà Trần Thị Bích Vân, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình: “ Việc dạy học gắn với di sản thì đây là kiến thức của lịch sử nhưng tổ chức hoạt động thì lại mang tính ngoại khoá nên có thể gắn với các môn học khác như Ngữ Văn, GDCD, Địa lý hoặc Tiếng Anh… Từ thực tiễn của tỉnh Thái Bình, chúng tôi chỉ đạo các nhà trường, đặc biệt là những huyện có nhiều di tích thì thông qua các di tích sẽ giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh.”
Việc dạy học thông qua di sản văn hoá còn góp phần phát triển một số kỹ năng mềm cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng…Bên cạnh đó phương pháp học này giúp bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, tiếp thu hiệu quả.
Ngọc Anh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...