Việc thông tư 32 của Bộ GD&ĐT quy định học sinh được phép sử dụng điện thoại trong giờ học hiện vẫn đang có nhiều băn khoăn trong việc triển khai. Bởi thực tế, việc sử dụng điện thoại trong giờ học không đơn giản chỉ là việc nâng cao chất lương giáo dục thông qua khoa học công nghệ mà còn là công tác quản lý, khi một chiếc điện thoại cũng có rất nhiều mặt trái đi kèm.
Hầu hết học sinh nào cũng có điện thoại smartphone
Một giờ ra chơi của các em học sinh cấp 3. Dễ thấy, hầu hết học sinh nào cũng có điện thoại smartphone. Có lẽ, Thông tư 32 của GD&ĐT về việc cho học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học đã tạo nên nhiều luồng ý kiến trong thời gian qua.
Em Nguyễn Kiều Oanh - Trường THPT Bình Thanh, huyện Kiến Xương Em thấy nếu được sử dụng điện thoại trong giờ học thì cũng thuận tiện trong một số môn học như lịch sử để tra các mốc thời gian, hay tiếng Anh để tra từ mới... |
Về bản chất, việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học giúp học sinh phát huy được việc áp dụng khoa học công nghệ phục cho việc học tập. Thế nhưng kể cả khi thông tư này chưa triển khai, việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học cũng đã xảy ra, nhưng lại dùng cho mục đích khác.
Với nhiều tính năng, những chiến điện thoại thông minh trở thành vật sở hữu không thể thiếu của các em học sinh
Em Trần Hữu Trác - Trường THPT Bình Thanh, huyện Kiến Xương Các bạn thường dùng lén điện thoại để chơi game và có nhiều cách đề thầy cô không phát hiện ra như nhờ bạn ngồi trước ngồi cao lên để cô không thấy, hay là dựng quyển sách lên để che điện thoại hay là để dưới trang sách kẹp lại... |
Khi thông tư chưa được triển khai, thì giáo viên cũng đã gặp khó khăn trong quản lý. Vậy nếu như thông tư 32 thực sự đưa vào thực tế thì sẽ còn có những trường hợp nào nữa xảy ra. Một giáo viên đứng lớp vừa phải tập trung giảng bài, thì không thể nào quan sát hết mọi ngóc ngách, từng học sinh để giám sát đến từng chiếc điện thoại.
Một giáo viên đứng lớp vừa phải tập trung giảng bài, thì không thể nào quan sát hết mọi ngóc ngách, từng học sinh để giám sát đến từng chiếc điện thoại
Thầy giáo Phạm Quỳnh Ngọc - Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Thanh, huyện Kiến Xương Về bản chất thì chúng tôi nhất trí với Thông tư của Bộ giáo dục. Nhưng khi triển khai thì cần có những quy định cụ thể, chỉ dùng cho những môn học nào, dùng trong thời điểm nào để thuận tiện cho việc giảng dạy và quản lý của giáo viên... |
Thông tư 32 có thực sự phát huy hiệu quả như mong muốn hay không thì chỉ phụ thuộc vào 2 yêu tố: Sự linh động, sáng tạo của giáo viên trong phương pháp giảng dạy, và còn một yếu tố quan trọng hơn, đó chính là ý thức của từng em học sinh.
Lô Linh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...