Theo Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững và Tổ chức cứu trợ trẻ em thì 66.1% trẻ em Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các thiết bị kết nối internet; có đến hơn 700 nghìn vụ báo cáo hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ hai trong ASEAN. Những số liệu đó đã và đang làm nhức nhối các cơ quan chức năng, gây lo lắng cho những bậc làm cha mẹ và đội ngũ giáo viên. Vậy làm thế nào để bảo vệ được trẻ em trên môi trường mạng ?
Học hành sút kém, dành thời gian trong ngày để chơi game đến mức sức khỏe, học tập và tinh thần sa sút chính là hình ảnh của cậu bé này. Đây là nạn nhân của mạng internet. Bác sĩ cho biết em mắc bệnh nghiện game.
GS.TS Bùi Quang Huy – Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 Từ nghiện game ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, cuộc sống thực của các cháu như việc học hành bị bỏ bẵng, nhân cách bị biến đổi, hỗn láo với bố mẹ, đặc biệt là có hành vi bạo lực như đánh cả lại bố mẹ nếu bị ngăn cấm chơi game. Đấy là thực trạng đáng báo động. |
Ngoài nghiện game thì các vụ xâm hại trẻ em qua mạng internet cũng đang là vấn đề nhức nhối. Điểm chung của các vụ xâm hại trẻ em qua mạng internet là những kẻ phạm tội tiếp cận trẻ em qua các trang web khiêu dâm, facebook, cửa sổ chat khi các em chơi game. Trẻ em có thể truy cập vào những trang mạng có chứa những thông tin độc hại trong khi chính các em chưa có đầy đủ các kỹ năng để phòng vệ xử lý trong không gian mạng.
|
Internet là không gian thu nhỏ nhưng đa chiều, thế giới ảo nhưng những tổn thương cho trẻ hoàn toàn có thật. Để hạn chế và chấm dứt những nguy cơ mà mặt trái thế giới công nghệ số gây ra, Việt Nam đã xây dựng và triển khai có hiệu quả hệ thống luật pháp của các Bộ, ban ngành, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Ông Hoàng Minh Tiến – Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Tôi đặt ra nhiệm vụ là phát triển ra hai nhiệm vụ của Cục an toàn thông tin chủ trì, thứ nhất là bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng, là đầu mối vừa là tiếp nhận, vừa là hỗ trợ, vừa là liên kết với các cơ quan tổ chức và doanh nghiệp khi mà nói về vấn đề trẻ em trên không gian mạng và song song là đường dây nóng 111 của Bộ Lao động thương binh và xã hội ; và nhiệm vụ thứ hai là hướng tới phát triển 1 hệ sinh thái là về sản phẩm dịch vụ hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo lành mạnh trên không gian mạng |
Cách mạng 4.0 đang diễn ra. Trẻ em không thể đứng ngoài thế giới của Internet, vạn vật kết nối. Việc giáo dục cho trẻ em những kỹ năng biết tự bảo vệ mình trên môi trường mạng cũng như những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày đã được đăt ra. Song song với đó rất cần một cơ chế sàng lọc kiểm soát thông tin độc hại đối với trẻ em. Để làm được điều này cần tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý công nghệ thông tin, các doanh nghiệp kỹ thuật số, nhà trường và quan trọng hơn cả là mỗi gia đình.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...