Hiện nay, Đài PTTH Thái Bình đang phối hợp với ngành giáo dục thực hiện các chương trình dạy học trên truyền hình. Từ khi triển khai đã nhận được những phản hồi tích cực từ thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh. Nhất là tại những nơi, học sinh không có điều kiện tiếp cận với mạng Internet. Ghi nhận của phóng viên TBTV tại huyện Kiến Xương.
Nhà em Phạm Tiến Huy, lớp 9A, trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Kiến Xương không có điều kiện nối mạng internet nên rất khó khăn cho việc học trực tuyến ở nhà. Từ khi được cô giáo chủ nhiệm thông tin sẽ được học tập trên sóng của Đài PTTH Thái Bình, Huy rất phấn khởi, tra lịch phát sóng để sắp xếp thời gian học trên truyền hình.
Em Phạm Tiến Huy, lớp 9A, trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Kiến Xương: Em thấy chương trình này hiệu quả lắm, thầy cô giảng đi vào trọng tâm của vấn đề, giúp em củng cố được kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi tới. Tuy nhiên em nghĩ chương trình sẽ hay hơn nếu thầy cô giáo giảng chậm hơn 1 chút nữa và giảng sâu hơn với những vấn đề khó đòi hỏi tư duy nhiều hơn để các bạn có lực học trung bình và yếu vẫn theo kịp và hiểu bài ạ. |
Điểm hạn chế của học trên truyền hình là không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Tuy nhiên điều này được khắc phục ngay bởi nhiều trường chỉ đạo giáo viên các bộ môn tiếp thu và giải đáp thắc mắc cũng như những vấn đề học sinh chưa hiểu sau mỗi buổi học trên truyền hình.
Cô giáo Hoàng Thị Thắm - trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Kiến Xương: sau mỗi buổi học trên truyền hình, học sinh cũng có nhiều thắc mắc, hoặc không hiểu thì chúng tôi giải đáp ngay. Sau đó cho bài tập về nhà để các ôn luyện thêm giúp nắm chắc kiến thức được học. Và học trên truyền hình cũng là dịp để chúng tôi học tập các đồng nghiệp của mình về những kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy. |
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Kiến Xương: Tôi thấy học trên truyền hình rất là hiệu quả. Tôi đề nghị, Đài PTTH Thái Bình và ngành giáo dục tiếp tục phát huy hơn nữa, nhất là trong bối cảnh dịch Covid 19 phức tạp như hiện nay. |
Để các em có ý thức và nghiêm túc học tập trên truyền hình, nhiều trường đã có những giải pháp riêng để quản lý học sinh khi các em học tập tại nhà.
Ông Phạm Ngọc Châu - Phó hiệu trưởng trường THCS Quang Trung, huyện Kiến Xương: Chúng tôi yêu cầu cô giáo chủ nhiệm và mỗi giáo viên bộ môn khi kết thúc 1 môn học trên truyền hình thì cho bài tập về nhà cho học sinh. Sau đó các em làm bài và phải gửi ảnh có ghi chép đầy đủ nội dung bài học hôm đó và bài tập về nhà để nhà trường quản lý và đánh giá mức độ tiếp thu bài của từng em. |
Để giúp các em học hiệu quả trên truyền hình, các trường còn thành lập các tổ nhóm trên các trang internet để giáo viên giải đáp các thắc mắc của học sinh, giúp các em hiểu bài tốt hơn.
Phạm Ngọc
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...