Phần 2: Dạy chữ đã quan trọng, dạy người càng quan trọng hơn
Tiên học lễ, hậu học văn là khẩu hiệu rất phổ biến ở các trường học, nhằm nhấn mạnh: Đến trường trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức, học cách ứng xử, cách làm người, rồi sau đó mới đến học chữ, học kiến thức. Và trong năm học mới này, vấn đề dạy đạo đức cho học sinh cần phải được chú trọng và đi vào thực chất hơn.
Tại trường tiểu học Kỳ Bá, thành phố Thái Bình, với mong muốn dạy cho trẻ cách sống đẹp nên đạo đức không chỉ gói gọn trong 1 đến 2 tiết mỗi tuần như quy định mà còn được lồng ghép vào các môn học khác, các giờ học ngoại khóa, chào cờ, sao cho phù hợp với lứa tuổi.
Cô giáo Đỗ Thị Hằng – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình cho biết: Với học sinh tiểu học giáo dục đạo đức qua tấm gương việc làm cụ thể, cô giáo chỉ dạy việc làm như thế nào là tốt, việc nào không tốt. Từ đó các em nhận thấy mình cần làm gì và không nên làm gì. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức lối sống vào các môn học khác. Đây cũng là vấn đề mà nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thái Bình chú trọng thực hiện. Trong năm học mới này, ngành Giáo dục và đào tạo Thái Bình sẽ tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Ông Nguyễn Viết Hiển - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình: Qua các hoạt động trải nghiệm các em học sinh được tu dưỡng đẩy mạnh các hoạt động giáo dục. Để làm sao nhà trường là môi trường tốt để các em vừa học tích lũy văn hóa, lối sống, kỹ năng sống để các em phát triển toàn diện. |
Giáo dục đạo đức cho học sinh, không phải là việc làm của riêng nhà trường hay gia đình, chỉ phó mặc cho nhà trường hay một số thầy cô. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trước đây chúng ta vẫn coi giáo dục đạo đức cho học sinh là việc của thầy cô dạy môn đạo đức, giáo dục công dân và giáo viên chủ nhiệm. Nhưng suy nghĩ này cần phải thay đổi, giáo dục đạo đức cần có sự chung tay của toàn xã hội. Và chính thầy cô, người lớn cần nêu gương cho trẻ noi theo.
Nhà giáo ưu tú Lại Hữu Miễn: Giáo dục đạo đức phải theo vùng miền. Chúng ta không nên có chỉ thị chung chung. Cốt lõi là phải chuyển biến từ cán bộ quản lý giáo dục, vai trò gương mẫu của giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng…Mỗi tấm gương đó là cần thiết để tạo ra sự chuyển biến từ cơ sở |
Ngành giáo dục và đào tạo Thái Bình phải tạo ra được sự chuyển biến căn bản trong dạy và học đạo đức, lối sống cũng như kỹ năng sống. Giáo dục đạo đức cần gắn liền với giáo dục truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước, cách mạng của quê hương theo tinh thần của Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh Thái Bình. Đây là việc làm cấp bách để hình thành nhân cách tốt cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước./.
Ninh Thanh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...