Trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 và trong dịp khai giảng năm học mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong lúc dạy chữ có nhiều thành tích nhưng dạy đạo đức lối sống và kỹ năng mềm cho học sinh còn hạn chế. Thực tế thời gian qua việc dạy đạo đức lối sống cho học sinh chưa hẳn đã được quan tâm đúng mức.
Phần 1: Giáo dục đạo đức chưa chạm đến trái tim
Thời gian qua, tình trạng bạo lực học đường hay học sinh có các hành động lệch chuẩn đạo đức với cha mẹ, ông bà, thầy cô diễn ra khiến xã hội bức xúc. Lý do để dẫn đến đánh nhau giữa các học sinh rất đơn giản: do không ưa, nhìn ngứa mắt, mâu thuẫn trên mạng xã hội. Thậm chí tự ý rời nhóm nhắn tin facebook cũng là cái cớ để đánh đập bạn tàn nhẫn.
Theo một thống kê: Trung bình mỗi năm, tại Việt Nam xảy ra gần 2.000 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. So với 10 năm trước, số vụ bạo lực học đường đã tăng gấp 10 lần. Như vậy mỗi ngày, ở Việt Nam có tới 5 vụ học sinh đánh nhau. Thêm vào đó, một bộ phận học sinh, sinh viên đang có lối sống ích kỷ, thờ ơ, thích hưởng thụ, có các hành vi thiếu chuẩn mực đối với cha mẹ, thầy cô. Vi phạm pháp luật, nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa cũng là hồi chuông cảnh báo về tình trạng lệch chuẩn đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay.Lý giải cho nguyên nhân dẫn đến tình trạng lệch chuẩn về đạo đức của học sinh, sinh viên, chính người đứng đầu ngành giáo dục đã phải thẳng thắn thừa nhận: giáo dục đạo đức còn nặng về kiến thức hàn lâm, chương trình ôm đồm và chưa chạm đến trái tim học sinh.
Nhà giáo ưu tú Lại Hữu Miễn: Theo quan điểm của tôi giáo dục đạo đức có gì đó giáo điều và sơ sài. Nhất là trong chục năm trở lại đây giáo dục đạo đức chưa được coi trọng |
Cô giáo Đỗ Thị Hằng – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình: đúng là hiện nay một số phụ huynh quan niệm coi trọng Toán,Tiếng Việt nhiều hơn so với dạy đạo đức. |
Ông Tô Như Khoát – Phụ huynh học sinh thì nêu quan điểm: Trong cơ chế thị trường mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường – xã hội có phần lỏng lẻo. Cha mẹ mải làm ăn nên việc dạy dỗ con, phải chăng chúng ta phải giáo dục lại, giáo dục ngay từ gốc. |
Không cần những gì đao to búa lớn, học sinh sẽ tiếp nhận các bài học đạo đức thiết thực từ chính cách ứng xử hàng ngày của cha mẹ, thầy cô và bạn bè. Người lớn sẽ dạy trẻ ra sao khi nói về sự trung thực mà chính phụ huynh lại là người chạy trường, mua điểm cho con. Hay vẫn còn tình trạng thầy cô có những hành động phản cảm, phi giáo dục đối với học sinh. Vì vậy cần tạo sự chuyển biến trong giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên và phải thực hiện thường xuyên, từ những việc làm nhỏ nhất.
(Còn nữa)
Ninh Thanh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...