Tăng học phí đại học cần có lộ trình

Thứ 3, 10/09/2019 | 09:57:40
598 lượt xem

Luật giáo dục đại học đã có hiệu lực, điều này sẽ mang đến nhiều thay đổi nhằm tạo hiệu quả hơn cho công tác giáo dục đại học, cũng như tại điều kiện học tập tốt hơn cho sinh viên. Tuy nhiên còn khá nhiều vấn đề khiến dư luận quan tâm nhất là tăng học phí như thế nào khi các trường tự chủ.

Đây là 1 trong những nội dung chính được thảo luận tại buổi tọa đàm Tự chủ đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo"  do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 9/9. 

Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, khi tự chủ các trường được tự đưa ra mức trần học phí. Do bị cắt nguồn kinh phí chi thường xuyên từ phía nhà nước, nên chắc chắn việc tăng học phí để đảm bảo chất lượng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc tăng như thế nào cần phải tính toán kỹ để không ảnh hưởng đến cơ hội của người học. 


PGS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội : Tăng là không tránh khỏi và có lộ trình phù hợp với khả năng chi trả tiếp cận của người học ở những vùng quê khác nhau, chúng tôi thực hiện từ nhiều năm nay, khi học phí  ổn định thì sinh viên có thể lựa chọn nhiều chương trình khác nhau với mức học phí khác nhau, và bên cạnh chi học phí thì còn chinh sách học bổng để khả năng tiếp cận học đại học không bị giảm đi. 


Theo đại diện nhiều trường thì với mức học phí hiện nay vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo, tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào học phí thì sẽ khó có được bước đột phá để nâng cao chất lượng và tạo ra trường có đẳng cấp quốc tế.  Đây cũng chính là điều khiến các trường trăn trở. 

PGS Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: 

Theo kinh nghiệm quốc tế thì nguồn hoạt động  của nhà trường chia 3 phần, sớm hay muộn phải tiến đến cơ cấu như thế, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay muốn có chất lượng tốt thì phải đầu tư chiều sâu, không thể nói chất lượng tốt không đầu tư là điều không thể, khi đầu tư chiều sâu có thể học phí tăng lên 1 phần để đảm bảo hiệu quả và tính khả thi.




Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, dù các trường thực hiện thu học phí theo nghị định 86 của Chính phủ hay được tự quyết định mức học phí thì đều phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật là tính đúng, tính đủ. Việc cần sớm ban hành định mức này là điều cần thiết để không chỉ giúp các trường có cơ sở triển khai mà còn kênh để Nhà nước và xã hội có điều kiện giám sát. 

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...