Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, các sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 khiến cho xã hội mất niềm tin vào giáo dục nước nhà.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, chưa cần nói đến tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, giáo dục vẫn được coi là một khoảng tối (Ảnh: TTXVN)
Người dân không yên tâm mà còn mất niềm tin với giáo dục
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2019 diễn ra sáng nay (30/5), bên cạnh việc tăng giá điện thì giáo dục cũng là vấn đề được các đại biểu và cử tri đặc biệt quan tâm, nhất là về các sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội) cho rằng, chưa cần nói đến tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, giáo dục vẫn được coi là một khoảng tối: "Giáo dục vẫn là một lĩnh vực lớn, phức tạp, được cả xã hội quan tâm. Tôi thấy rằng cần ghi nhận cố gắng ngành giáo dục trong thời gian qua nhưng từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ cứ loay hoay nhiều vấn đề mà dường như ít đem lại kết quả như mục tiêu phát triển Giáo dục đã đề ra".
"Cải tiến nối tiếp cải tiến nhưng trong thi cử, sự cải tiến chưa mang lại kết quả gì rõ ràng thì tiêu cực, sai phạm lại nảy sinh. Tiếp xúc cử tri thì thấy rằng, rất nhiều ý kiến phàn nàn về chất lượng giáo dục và bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục. Điều đó cho thấy, người dân không yên tâm mà còn mất niềm tin với giáo dục. Thử hỏi rằng, một nền giáo dục của chúng ta sẽ đi về đâu khi mà hiện trạng giáo dục như vậy, tiêu cực trong giáo dục còn khá nặng nề. Cộng với thị trường văn bằng chứng chỉ giả rất sôi động. Vừa rồi Công an Hà Nội bắt một vụ đã thu hàng tấn phôi bằng giả" - đại biểu đoàn Ninh Thuận cho biết thêm.
Về sai phạm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh: "Tôi dám chắc Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa thấy hết hệ quả tệ hài mà sai phạm đó mạng lại. Nó khiến cho xã hội mất niềm tin vào giáo dục nước nhà. Là người tổ chức kỳ thi do mình xây dựng, tiến hành nhưng Bộ không kiểm soát được".
Không ai dám bảo đảm sai phạm không xảy ra tại kỳ thi THPT Quốc gia 2019 (Ảnh minh họa)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết, khi sai phạm xảy ra, không phải Bộ phát hiện mà do một nhóm thầy giáo ở Hà Nội phát hiện, tố giác rồi Bộ mới vào cuộc. Điều đáng nói hơn là khi làm rõ được sai phạm, việc công khai danh tính của học sinh, phụ huynh liên quan sai phạm thì Bộ không có chính kiến rõ ràng vì cho rằng nào là nhạy cảm, nào là nhân văn.
"Tất cả mất mát lớn nhất của vụ việc này là mất đạo đức xã hội. Chỉ khi xử lý triệt để vụ việc này mới lấy lại được niềm tin của người dân và để người dân tin rằng, đất nước này vẫn còn có pháp luật. Sau sai phạm năm 2018, Bộ đã nỗ lực để tổ chức, đảm bảo kỳ thi 2019 nghiêm túc, an toàn nhưng ai dám bảo đảm sai phạm không xảy ra nữa" - đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu ý kiến.
Cần đưa ra nguyên tắc về một nền giáo dục không nói dối
Cũng liên quan đến việc gian lận thi cử, PGT.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ ý kiến của cử tri An Giang: "Cử tri mong muốn Bộ Giáo dục & Đào tạo phải xử lý nghiêm, chỉ ra những thiếu sót trong công tác thi cử vừa qua và phải có người chịu trách nhiệm cụ thể, Không thể nói là hoàn toàn do địa phương vì không chỉ một địa phương phát hiện giạn lận thi cử trong kỳ thi vừa qua.
Đại biểu đoàn An Giang cho rằng, trong 3 năm qua, Bộ vẫn chưa tập huấn cấp tỉnh về công tác khâu chấm thi, chưa có biện pháp ngăn chặn phần mềm chấm môn trắc nghiệm lỏng lẻo…, xử lý những khe hở trong thi cử. Bộ không đánh giá kết quả thi của các thành phố để có sự so sánh tỉ lệ điểm. Vì nếu phân tích, không thể không đặt dấu hỏi tại sao các tỉnh miền núi có điểm thi cao hơn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) (Ảnh:TTXVN)
PGT.TS Nguyễn Lân Hiếu khẳng định: "Nếu phúc tra cả nước, tôi tin còn phát hiện rất nhiều vi phạm trong kỳ thi vừa qua. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình rất cần có người chịu trách nhiệm trước nhân dân. Và có như vậy trong tương lai các thử nghiệm của Bộ GD&ĐT về quy trình thi cử nói riêng và hệ thống giáo dục nói chung mới đảm bảo tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả".
Trong giáo dục việc đánh giá kết quả rất quan trọng, Bộ GD&ĐT đã có rất nhiều cải cách nhưng theo tôi, phương pháp là chưa đúng. Trong phiên thảo luận về Luật giáo dục, đã có nhiều đại biểu bàn về triết lý giáo dục nhưng theo tôi chúng ta cần đưa ra trước mặt nguyên tắc giáo dục. Rất đơn giản, đó là một nền giáo dục không nói dối. Không thể tạo nên một nền giáo dục hoàn hảo khi chúng ta chấp nhận nói dối ngay từ các em học sinh cắp sách tới trường" – đại biểu Nguyễn Lân Hiếu khẳng định.
Theo vtv.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...