Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng – Bộ GD&ĐT cho biết, khâu rủi ro lớn nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 lại chính là khâu coi thi.
Năm nay, thay đổi quy luật phát bài thi trắc nghiệm. Cán bộ coi thi phải bốc thăm theo quy luật phát bài thi của từng phòng thi.
Rút kinh nghiệm từ những sai phạm của kỳ thi năm trước, năm nay, Bộ GD&ĐT đã công bố 9 điều chỉnh bổ sung về tổ chức và kỹ thuật nhằm chủ động phòng, ngừa, phát hiện các sai phạm, gian lận để đảm bảo kỳ thi THPT quốc gia công bằng, khách quan.
Tuy nhiên, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng – Bộ GD&ĐT cho biết, rủi ro lớn nhất trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 lại chính là khâu coi thi, cán bộ không nắm chắc quy trình tổ chức thi dễ dẫn đến nảy sinh sai sót.
Đây là khâu rất quan trọng, vì vậy, Bộ đã quán triệt các điểm thi phải thực hiện nghiêm túc việc bốc thăm phân công cán bộ coi thi để đảm bảo khách quan.
"Bộ đã chỉ đạo các địa phương chú trọng công tác lựa chọn nhân sự, phân công trách nhiệm cho các đối tượng tham gia tổ chức thi và tập huấn kỹ nghiệp vụ tổ chức thi cho cán bộ, giáo viên tham gia" - ông Trinh nhấn mạnh.
Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Thanh Toàn - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình lo lắng cho biết, nhiều cán bộ trường đại học không nắm chắc quy trình nếu không tập huấn kỹ. Vì trong năm trước, sai sót trong quy trình là ở cán bộ trường đại học nhiều hơn cán bộ địa phương.
Ông Toàn hy vọng năm nay, quy trách nhiệm cho hiệu trưởng các trường thì sẽ đỡ hơn năm trước.
Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng cũng thừa nhận, việc coi thi, giáo viên phổ thông hiểu và nắm chắc hơn giảng viên đại học vì trong năm học, các giáo viên đã được thực hiện mô phỏng phòng thi.
Do đó, Bộ đã yêu cầu trường đại học nghiêm túc quán triệt nhiệm vụ cho những người được cử làm thi, nhất là đối với cán bộ tham gia coi thi, chấm thi.
"Cán bộ nào rời bỏ vị trí công tác trong thời gian làm nhiệm vụ sẽ phải xử lý nghiêm. Nếu cán bộ nào để xảy ra sai sót, hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm" - ông Trinh nhấn mạnh.
Để đảm bảo khách quan trong phòng thi, Bộ GD&ĐT quy định các thí sinh tự do, thí sinh là học viên GDTX phải thi chung Điểm thi với thí sinh là học sinh lớp 12 THPT (tỷ lệ ít nhất 60% trong tổng số thí sinh của Điểm thi).
Bộ cũng thay đổi cách đánh số báo danh, mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất. Số báo danh của thí sinh gồm mã của Hội đồng thi có 2 chữ số và 6 chữ số tiếp theo được gán tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh của Hội đồng thi, đảm bảo không có thí sinh trùng số báo danh.
Năm trước việc phát bài thi trắc nghiệm chỉ có một quy luật. Năm nay, thay đổi có nhiều quy luật phát bài thi. Cán bộ coi thi phải bốc thăm theo quy luật phát bài thi của từng phòng thi.
Theo dantri.com.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...