Tinh thần của bộ sách sẽ là chú trọng để người học hiểu và làm, không đặt nặng việc học thuộc lý thuyết; chú trọng rèn luyện khả năng tự học và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống; kết hợp giữa dạy chữ và dạy người
Bộ sách chú trọng "hiểu và làm"
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở vừa có những trao đổi với báo chí quanh việc thực hiện bộ sách giáo khoa (SGK) riêng của thành phố. Về tiến độ, hiện TPHCM chỉ chờ khung chương trình của Bộ sẽ chính thức bắt tay vào biên soạn.
TPHCM đã chuẩn bj về nhân sự, định hướng để biên soạn bộ sách giáo khoa riêng (ảnh minh họa)
Định hướng trong việc biên soạn, ông Đỗ Minh Hoàng khẳng định, bộ SGK của TPHCM sẽ bảo đảm các quy chuẩn kiến thức, kỹ năng, bám sát khung chương trình chung của Bộ. Bên cạnh đó, sẽ tinh giản về mặt kiến thức nhưng hiện đại và có tính ứng dụng cao, khắc phục các nhược điểm của những bộ sách hiện hành như kiến thức nặng tính hàn lâm, xa rời thực tiễn. Hình thức thể hiện cũng sẽ được chú trọng, xây dựng và thiết kế sinh động.
Tinh thần của bộ sách sẽ là chú trọng để người học hiểu và làm, không đặt nặng việc học thuộc lý thuyết; chú trọng rèn luyện khả năng tự học và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống; kết hợp giữa dạy chữ và dạy người...
Ngoài ra, hội đồng biên soạn sẽ đưa vào những nội dung sát với đặc thù riêng của TPHCM về lịch sử, địa lý, văn hóa, con người, kinh tế... Đồng thời, tích hợp các chủ đề gắn với thực tiễn cuộc sống của TP cùng các tỉnh, thành khu vực phía nam.
Ông Đỗ Minh Hoàng chia sẻ thêm, cấu trúc của bộ sách sẽ khác hoàn toàn với cấu trúc truyền thống, nội dung trong sách sắp xếp thành từng chủ đề, chủ điểm chứ không quy định cụ thể theo từng tiết. Điều đó giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức nội dung giảng dạy để phù hợp với thực tiễn lớp học, thực tiễn về phát triển công nghệ thông tin, khả năng tiếp cận kiến thức của học sinh.
Chỉ chờ khung chương trình của Bộ GD-ĐT
Trao đổi về lộ trình thực hiện, ông Đỗ Minh Hoàng cho biết, năm 2016, Bộ GD-ĐT TPHCM đã có văn bản đồng ý cho phép Sở GD-ĐT phối hợp NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ SGK. Trong đó, Sở đóng vai trò hỗ trợ, định hướng chuyên môn, mời và tập hợp các thành viên hội đồng biên soạn; còn NXB thực hiện các công đoạn như biên tập, trình Bộ thẩm định…
Sắp tới, học sinh TPHCM sẽ được học bộ SGK chú trọng thực hành, mang đặc trưng lịch sử, văn hóa, con người... vùng miền (ảnh minh họa)
Hai năm qua, Sở đã mời và tuyển chọn những chuyên gia, học giả hàng đầu của thành phố, những giáo viên giỏi, năng động, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, có nhiều kinh nghiệm.. tham gia vào việc biên soạn SGK.
Trong buổi trao đổi mới đây với cử tri thành phố về các vấn đề giáo dục, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, theo chủ trương của Bộ, SGK không phải là pháp lệnh, có thể sử dụng nhiều tài liệu bổ sung để giáo viên dạy học. Về Bộ SGK của TPHCM, hiện ngành Giáo dục thành phố đang phối hợp với NXB Giáo dục để chuẩn bị cho việc thực hiện bộ SGK riêng, chỉ chờ khung chương trình của Bộ.
Để xây dựng bộ sách, Sở đã tập huấn chuyên gia, các nhóm tác giả môn học về quan điểm viết sách theo định hướng phát triển tư duy của học sinh. Đồng thời, từ nội dung trong SGK hiện hành, các nhóm tác giả viết một số bài mẫu để đưa ra các cách tiếp cận, định lượng kiến thức sao cho phù hợp với mục tiêu.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng thông tin, sau khi Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt bộ sách được giảng dạy trong trường phổ thông, Sở không áp đặt các trường phải sử dụng sách của thành phố hay bất kỳ bộ sách nào. Các trường, đặt biệt là các tổ chuyên môn sẽ căn cứ vào mục tiêu giáo dục, năng lực truyền thụ, khả năng học sinh, điều kiện để lựa chọn sử dụng sách hợp lý.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...