Xuất phát từ lòng yêu thương và sự cảm thông cho nỗi mất mát của những trẻ em khuyết tật, có những giáo viên trẻ đã lựa chọn khoa Văn Hóa chuyên biệt thuộc Trường trung cấp nghề cho người khuyết tật ( NKT) Thái Bình làm ngôi nhà thứ 2 của mình. Họ đã đem tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để cống hiến cho sự nghiệp trồng người, chỉ với mong muốn duy nhất không có trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
Lớp 1C với 20 học sinh chuyên biệt
Chủ nhiệm lớp 1C với hơn 20 học sinh ở những độ tuổi khác nhau, cô giáo trẻ Lương Thị Duyên Anh gặp không ít khó khăn trong việc quản lý lớp học bởi mỗi em mắc một dạng khuyết tật như tăng động, khuyết tật vận động, chậm phát triển trí tuệ. Khi bắt đầu nhận lớp, điều đầu tiên mà cô giáo Duyên Anh làm không phải là giảng dạy mà là tìm hiểu tính cách từng em để có phương pháp giáo dục phù hợp. Để học sinh nhớ được 1 chữ cái, cô giáo phải mất hàng tuần thậm chí là hàng tháng để giảng đi giảng lại. Lớp học đôi khi như một nhà trẻ khi mà học trò hơn 30 tuổi thì òa khóc vì nhớ mẹ, có em thì trèo leo nghịch ngợm, trêu chọc các bạn trong lớp. Không thể sử dụng hình phạt hay la mắng, điều duy nhất cô Duyên Anh chia sẻ phải thật kiên nhẫn, uốn nắn các em bằng tình yêu thương.
Một buổi dạy của cô Lương Thị Duyên Anh - Giáo viên Khoa Văn hóa chuyên biệt, Trường trung cấp nghề cho NKT
Cũng tâm huyết với nghề như cô giáo Duyên Anh, cô giáo trẻ Phạm Diệu Linh đã gắn bó với Khoa Văn hóa chuyên biệt hơn 3 năm nay. Đa số các em đều ở tuổi dậy thì nhưng tâm trí thì lại chỉ như một đứa trẻ, chính vì vậy bên cạnh việc dạy các em con chữ, cô giáo Diệu Linh còn kiêm thêm nhiệm vụ một người chị, người mẹ dạy các con từ cách tự chăm sóc, phục vụ bản thân cho đến cách giao tiếp với những người xung quanh. Khó khăn là vậy nhưng cô vẫn quyết tâm gắn bó với nghề, bởi ở đây, cô tìm thấy niềm vui của một người giáo viên.
Cô giáo Phạm Diệu Linh - Khoa Văn hóa chuyên biệt, Trường trung cấp nghề cho NKT trong giờ luyện chữ cho các em học sinh lớp 2C
Khoa văn hóa chuyên biệt hiện nay có 11 lớp với hơn 200 em học sinh mắc các dạng khuyết tật về thể chất và trí tuệ. Các em được đào tạo từ lớp 1 đến lớp 6, đến khi có những kỹ năng cơ bản như đọc, viết, tính toán thì sẽ được chuyển lên học 2 nghề phù hợp đó là nghề mộc và nghề may. Thời gian để đào tạo một trẻ khuyết tật có thể mất từ 5 đến 10 năm nhưng những người giáo viên đầy nhiệt huyết nơi đây chưa khi nào thấy nản lòng bởi ở họ luôn có một sự đồng cảm sâu sắc .
Thầy giáo Phạm Quang Huy - Trưởng khoa Văn hóa chuyên biệt, Trường trung cấp nghề cho NKT
Quà tặng ý nghĩa nhất đối với các thầy, cô giáo của Trường trung cấp nghề cho người khuyết tật ngày 20 tháng 11 đó là nụ cười, là tiếng đánh vần ê a của học trò. Những “món quà” vô giá đó như một liều thuốc tinh thần để các thầy cô dành trọn tình thương yêu, nhiệt huyết của nghề giáo và sự kiên trì mang đến điều kỳ diệu cho những đứa trẻ không may mắn.
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...