Từ tình yêu thương, sự cảm thông với học sinh khuyết tật, cô giáo Phạm Thị Bình, giáo viên trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cô là tấm gương sáng về lòng yêu nghề, yêu người trong sự nghiệp “ trồng người” như Bác Hồ đã dạy.
Giờ học trên lớp của cô giáo Phạm Thị Bình
Chúng tôi đến trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình , bên cạnh những lớp học có tiếng thầy cô giảng bài thì có một dãy những lớp học im ắng, chỉ thi thoảng thấy tiếng thước kẻ chỉ trên bảng. Tại đây chúng tôi gặp hình ảnh, bà Đỗ Thị Duyên (xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải), năm nay, bà hơn 70 tuổi. Bà dắt cậu bé chừng 8 tuổi vào lớp học. Ánh mắt của cậu học trò còn chút e ngại khi bước vào lớp mới. Cậu là Nguyễn Minh Phúc mới nhập học tại trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình, Phúc đã dần quen với thầy cô, bạn bè, nhất là cậu bé đã biết viết những nét chữ đầu tiên.
Bà Đỗ Thị Duyên đưa cháu vào lớp
Bà Đỗ Thị Duyên - Quê Đông Cơ, huyện Tiền Hải ( bà nội của Phúc) cởi mở kể về hoàn cảnh của mình: “ Gia đình nhà tôi tìm tòi mọi cách đưa cháu lên cho cháu học. Tuy gia đình khó khăn, ông cháu tàn tật. Tôi thì công việc nhiều nhưng cố gắng thu xếp lên trường này ăn học. Khi cháu lên sau hơn 1 tháng, cháu hòa đồng với mọi người, cháu viết được chữ nên gia đình phấn khởi lắm.”
Cô giáo Phạm Thị Bình hướng dẫn Phúc làm quen với giờ học
Trực tiếp được chứng kiến tiết dạy môn Tiếng Việt của cô giáo Phạm Thị Bình với những học sinh đặc biệt trên lớp. Chỉ với những ký hiệu từ đôi bàn tay mà cô đã giảng cho học trò hiểu được bài. Bằng sự đam mê, cô giáo Bình đã mày mò, tìm ra phương pháp phù hợp với các em. Khi thì bằng những bức tranh, những hình ảnh ngộ nghĩnh, hoặc những bài học vẽ cũng giúp các bạn học sinh vừa chơi mà học, học mà chơi. Lớp học khoa chuyên biệt trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật diễn ra như thế.
Cô giáo Phạm Thị Bình - Khoa chuyên biệt Trường Trung cấp nghề cho người khyết tật Thái Bình chia sẻ: “ Lúc đầu về dạy tại trường, tôi thấy khó khăn vì không được đào tạo chuyên về khuyết tật. Sau đó, tôi được các anh, chị đi trước truyền đạt cách dạy và phải nỗ lực học nhiều, học hỏi đồng nghiệp. Dần dần cách dạy học, truyền đạt cho các em thành kỹ năng dễ dàng và thuận lợi hơn.”
Cô Bình truyền giảng nội dung trên giờ học
10 năm gắn bó với khoa chuyên biệt Trường Trung cấp nghề người khuyết tật Thái Bình chưa phải là nhiều , nhưng cũng đủ để cô Bình yêu nghề, yêu những học sinh khiếm khuyết và chịu nhiều thiệt thòi. Đứng trên bục giảng dạy trẻ khuyết tật, cô hiểu rất rõ các em cần rất nhiều điểm tựa tinh thần và giáo viên như người mẹ thứ hai. Cô giáo Phạm Thị Bình tâm sự: “ Chúng tôi tự tìm bức tranh, đồ dùng thiết thực cho các con dẽ hiểu, không dạy bằng khẩu ngữ mà chỉ dạy bằng cử chỉ bằng tay, bằng cử chỉ, ngồn ngữ ký hiệu bằng ngón tay. Chúng tôi tham khảo một số loại sách, sách của tiểu học dạy”.
Mặc dù không phải giáo viên được học bài bản về dạy học sinh chuyên biệt, nhưng bằng lòng yêu nghề, yêu trẻ em khuyết tật cô Phạm Thị Bình đã vươn lên trở thành một trong những thầy cô giáo dạy giỏi trong khoa.
Cô giáo Đặng Thị Vân Anh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề cho người khuyết tật Thái Bình cho biết: “ Trong quá trình giảng dạy tại trường, cô Bình đã cố gắng học hỏi chuyên môn, kỹ năng giao tiếp với trẻ khuyết tật. Cô là một người có trái tim nhân ái, nhiều lần thấy cô lau rãi cho học sinh. Cô còn tự học vẽ để trang trí lớp học để học sinh yêu trường, yêu lớp hơn. ”
Thầy, cô giáo đang ngày chăm sóc và nuôi dạy những em nhỏ khuyết tật là những bông hoa đẹp, lặng lẽ tỏa hương làm đẹp cho đời. Họ đang thầm lặng chia sẻ những khó khăn và thiệt thòi của trẻ em khuyết tật, bồi đắp những tâm hồn dễ bị tổn thương trong xã hội, giúp các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Cô giáo Phạm Thị Bình - Trường Trung cấp nghề người khuyết tật là một người như thế. Hướng về Ngày Nhà giáo Việt Nam, cả xã hội luôn ghi nhớ và tri ân những người thầy, người cô đã gắn bó cuộc đời với sự nghiệp " Dạy chữ - Trồng người".
Hồng Thắm
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...