“Làm sao tính toán đổi mới để các cháu phát triển thuận lợi, hoàn thiện hơn và không tạo "sốc"”, Bộ trưởng GD&ĐT nói trong chương trình Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ngày 24/8.
Thưa Bộ trưởng, trong một lá thư gần đây của một em học sinh lớp 12 ở Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công khai trên mạng Internet và được rất nhiều người ủng hộ với nhiều lượt like trên facebook. Chúng tôi thấy có một ý kiến rất đáng lưu tâm trong quá trình chúng ta biên soạn sách giáo khoa mới - điều được coi là xương sống của Đề án "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục".
Xin được trích nguyên văn để Bộ trưởng cùng suy ngẫm "Chính Bộ GD&ĐT đã độc quyền sách giáo khoa, đã tạo ra một bộ sách giáo khoa với 3 điều khó, khó hiểu, khó để tự học và khó để vận dụng vào đời sống thực tế. Chính bộ sách "3 khó"này và kỳ thi 3 chung phân ban đã đẩy học sinh vào xu thế là phải học lệch để tối ưu hóa cơ hội đỗ ĐH và chấp nhận từ bỏ niềm vui khi khám phá tìm tòi tri thức". Một lời trách cứ phải không ạ, Bộ trưởng nghĩ gì về ý kiến này?
Đây là nhận định đúng của các học sinh. chương trình và sách giáo khoa mà chúng ta đang sử dụng được thiết kế và biên soạn theo cách tư duy là chú trọng truyền thụ kiến thức và khi chúng ta chú trọng như vậy thì tiêu chí để đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc phổ thông là do vị trí, tầm quan trọng và mức độ phát triển của các lĩnh vực khoa học quyết định.
Cũng do cách thức thiết kế sách giáo khoa theo từng lĩnh vực khoa học, làm cho kiến thức dạy và học trong trường phổ thông mang tính hàn lâm và không gần cuộc sống. Khi đó, việc không dễ hiểu và không tự học là chuyện bình thường. Do vậy, hạn chế tính sáng tạo, tự học của học sinh.
Trong quá trình chuẩn bị Đề án để Trung ương ban hành Nghị quyết 29, Bộ GD&ĐT cũng đã phân tích rất kỹ hạn chế trên và đi đến quyết định chiến lược là chuyển đến nền giáo dục chú trọng năng lực và phẩm chất, kiến thức, tri thức và việc truyền thụ tri thức cho học sinh được coi là nhiệm vụ số 1. Nay việc truyền thụ đó là mục tiêu trung gian, thậm chí coi là công cụ để các cháu từng bước một phát triển, củng cố và nâng cao kỹ năng phẩm chất.
Nói về phân ban khối thi và "3 chung" là ba vấn đề khác nhau, thì cách đây 40 năm tôi đi thi đại học cũng đã thi theo khối và số lượng các khối thi lúc đó chưa nhiều như bây giờ và được duy trì đến nay và có sự thay đổi là khối thi tăng lên.
Khi chúng ta thi theo khối đó, dẫn đến các cháu học ưu tiên các môn, còn việc thi "3 chung" đã xuất hiện cách đây từ 10 - 20 năm, từ thực tế thi theo khối trước đây do các trường học tự lo dẫn đến tình trạng học, luyện thi gây nên tình trạngbức xúc trong xã hội. Ý thức được việc này, Bộ GD&ĐT đã cân nhắc và quyết định là thay vì từng trường ra đề theo khối thi thì Bộ ra đề chung trường, chung đợt giúp cho các trường có điều kiện tập trung hoạt động chuyên môn.
Nếu chúng ta không thay đổi thì không phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và tình hình hội nhập với thế giới, chúng tôi đang tính toán phương án thay đổi phương thức thi cử nói chung, trong đó có thi tuyển sinh.
Phương án đổi mới thi cử thay đổi phù hợp với tình hình và được công bố rộng rãi trên phương tiện truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi của xã hội, giáo viên, học sinh trên phương tiện truyền thông và các lực lượng xã hội khác
Nghe nói Bộ trưởng cũng cung cấp cả email để mọi người góp ý?
Email của tôi thường xuyên nhận được ý kiến góp ý trong đó có rất nhiều ý kiến học sinh. Bản thân tôi có đọc và trả lời một số cháu nhưng không thể trả lời hết được và chuyển về cho các bộ phận thường trực chức năng trả lời để phân tích, đánh giá.
Liên quan đến Đề án Đổi mới toàn diện căn bản nền giáo dục nước nhà thì một khán giả hưu trí có băn khoăn: "Học thế nào thì thi thế ấy. Tôi không biết năm 2015, Bộ có còn cho thi ĐH tập trung nữa hay không, nhưng các cháu tôi từ cấp cấp 2 đến nay đã được định hướng học và ôn thi đại học theo các khối A, B, C rồi. Chúng nó học lệch hết cả, giờ đổi mới toàn diện, mọi mặt ngay lập tức thì liệu các cháu tôi có đứt gánh giữa đường không"?
Đây là câu hỏi rất lý thú. Trước khi trả lời, tôi gắn với câu trả lời trên là nhiều học sinh viết thư cho tôi nói là muốn thi theo khối, thi “3 chung” làm học sinh học lệch, thay đổi. Nay ông bà của các cháu thì lại lo lắng thay đổi gây khó khăn cho các cháu. Lôgic của vấn đề là không nên thay đổi và có thay đổi thì thay đổi ít thôi. Như thế để nói, ý kiến xã hội trước bất kỳ thay đổi gì bất cứ lĩnh vực nào đặc biệt là giáo dục liên quan rộng rãi đến xã hội, đến các cháu đều trái chiều nhau và đều đúng cả. Ý kiến của cháu nói lúc đầu cũng đúng và của bác vừa nêu lên cũng đều đúng.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT, chúng ta phải thay đổi vì những cái đang làm bị lạc hậu, gây nên bức xúc, gây nên cản trở sự phát triển của xã hội. Chúng ta phải thay đổi, thay đổi cho tốt lên. Nhưng sự thay đổi không được thay đổi đột ngột, không được gây khó cho các cháu, không làm căng thẳng cho xã hội. Phải triển khai thay đổi căn bản toàn diện giáo dục nhưng từng bước và có lộ trình.
Một cháu tên là Trần Hà Phương - Miền trung gửi email hỏi: Kính thưa Bộ trưởng, cháu vừa thi đại học nhưng không đậu nguyện vọng 1 vào trường dự thi. Năm nay cháu ở nhà ôn năm sau thi tiếp nhưng cháu được biết Bộ thay đổi toàn diện giáo dục trong đó có thay đổi thi cử từ năm sau, đặc biệt không thi đại học nữa. Vậy những thí sinh thi lại đại học như cháu thì sẽ như thế nào? Kính mong bộ trưởng trả lời để cháu xác định học nguyện vọng 2 hoặc để năm tới thi lại ạ?
Tôi nói lại tất cả những thay đổi cả trong quá trình dạy và học kiểm tra đánh giá thi cử trong năm học và đặc biệt là những sự thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học đều phải tính toán đến lợi ích của các cháu.
Với từng bước đi cụ thể và tính đến yếu tố đặc điểm tâm sinh lý, và lợi ích của con trẻ. Làm sao tính toán đổi mới để các cháu phát triển thuận lợi, hoàn thiện hơn và không tạo "sốc".
Tôi đảm bảo rằng, những ưu việt của kỳ thi tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp vừa qua sẽ được bảo lưu và những đổi mới của kỳ thi tới đây cũng theo lộ trình là các cháu sẽ thuận lợi hơn. Ví dụ, có thể trước thi hai kỳ nhưng bây giờ các cháu thi một kỳ, bài làm theo hướng không phải học thuộc lòng.
Qua kỳ thi này, nhà trường sẽ có những đánh giá chính xác về năng lực của học sinh. Còn phần khó, nếu có thì nhà trường, các thầy cô giáo và cán bộ quản lý chúng tôi phải đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cháu và phụ huynh học sinh.
Xin trân trọng cám ơn Bộ trưởng!
Bảo Linh (ghi)
Theo: Nguoiduatin.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...