Những tuần gần đây, thời tiết giao mùa nóng lạnh bất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em. Đáng ngại là các bệnh viện đang ghi nhận tình trạng trẻ mắc bệnh hô hấp tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian ngắn, không chỉ khiến sức khoẻ của trẻ giảm sút, sức đề kháng yếu đi sau mỗi lần tái nhiễm, mà thời gian điều trị cũng kéo dài hơn.
Bác sĩ trao đổi với mẹ bệnh nhi Bùi Công Ân về tình trạng sức khỏe của trẻ
Chỉ trong 2 tháng, bệnh nhi 5 tuổi Bùi Công Ân phải nhập viện 3 lần vì viêm phổi. Lần này, trẻ vào trong tình trạng li bì, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực,... Nhiễm bệnh nhiều lần khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Luyến, mẹ bệnh nhi Bùi Công Ân: “Mọi lần cũng ho nhưng không nặng như đợt này, lần này ho dữ dội nhiều hơn, khó thở, đờm ra nhiều. Đợt cháu bị mấy lần trước thì ngắn hơn, đợt này cháu sốt 7 ngày mới cắt được sốt, cháu bị nặng.”
Thời tiết giao mùa là điều kiện gia tăng bệnh hô hấp ở trẻ
Theo các bác sĩ, những bệnh đường hô hấp mà trẻ thường bị tái đi tái lại trong giai đoạn thời tiết giao mùa là viêm họng, viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Bên cạnh nguyên nhân thời tiết thì nếu những đợt bị bệnh trước, trẻ chưa được điều trị khỏi hoàn toàn, cũng khiến trẻ dễ nhiễm lại nhanh chóng. Ngoài ra trẻ cũng thường bị lây chéo trong lớp học hoặc trong chính gia đình khi có người mắc bệnh.
Người nhà bệnh nhi: “Cháu điều trị đến hôm nay là 11 ngày rồi. Lần đầu tiên cháu bị thì 1 tuần. Tại vì mấy hôm thay đổi thời tiết nên cháu bị lại. Cả đêm ho không ngớt, bị lần đầu tiên thì chỉ sốt với ho thỉnh thoảng thôi.”
Bác sĩ Nguyễn Văn Thoan, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Vũ Thư: “Nguyên nhân thường là các cháu mắc bệnh thì sức đề kháng kém, về phía gia đình thì thường chủ quan, tự điều trị tại nhà, để các cháu nằm điều hoà lạnh quá hoặc tắm gió lùa. Với những trẻ này nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời thì dễ dẫn đến suy hô hấp, suy tim phổi, nguy hiểm đến tính mạng.”
Khi phát hiện trẻ có biểu hiện nặng như sốt cao, khó thở cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời
Đáng ngại là hiện vẫn còn nhiều bậc phụ huynh có thói quen tự ý mua thuốc cho con để điều trị các bệnh đường hô hấp. Nguy hại hơn, một số người còn sử dụng đơn thuốc cũ, đơn thuốc của trẻ khác, dù không có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, khiến trẻ không đáp ứng với thuốc, thậm chí làm cho bệnh chuyển thành mãn tính.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thoan, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Vũ Thư: “Khi phát hiện cháu có biểu hiện nặng như sốt cao, khó thở, cần đưa đến cơ sở y tế ngay để điều trị kịp thời, đủ liều kháng sinh. Sau khi mắc bệnh, tăng cường chăm sóc cho trẻ như ăn uống dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng. Tiêm phòng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho trẻ.”
Khi thời tiết chuyển mùa, phụ huynh nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát vào ban ngày, nhưng phải giữ ấm vào ban đêm. Đảm bảo ngủ sớm và đủ giấc. Tránh tập trung đông người, cách ly với người có triệu chứng nhiễm bệnh. Khuyến khích trẻ tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...