Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là uống thuốc luôn an toàn và sốc phản vệ chỉ xảy ra khi tiêm. Thì trên thực tế, tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh vẫn thường xuyên cấp cứu nhiều trường hợp sốc phản vệ do uống thuốc. Nặng có thể dẫn tới tử vong, nhẹ hơn thì cũng gây ra các phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đa phần bệnh nhân nhập viện trong tình trạng khó thở, đau ngực, huyết áp hạ rất thấp, mạch yếu và nhanh, chóng mặt. Một số trường hợp thì xuất hiện mẩn ngứa toàn thân. Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay, hoặc đôi khi muộn hơn một vài giờ sau khi uống thuốc, nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1–2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Các bác sĩ khuyến cáo, việc kê đơn thuốc chỉ được thực hiện bởi bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín. Tuyệt đối không mua và uống thuốc khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ, đặc biệt với người có tiền sử dị ứng.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...