Nắng nóng gay gắt kéo dài hơn 1 tuần nay gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống của người dân. Nhiều nơi, đường phố vắng người lưu thông vào buổi trưa, những người buộc phải ra đường hoặc lao động ngoài trời đều cố gắng chống chọi với cái nắng gay gắt bằng nhiều lớp quần áo, khẩu trang. Còn tại các bệnh viện, số bệnh nhân đến khám, điều trị gia tăng, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân Nguyễn Thị Lưu
Chỉ trong hơn 1 tuần nay, nắng nóng khiến bà Nguyễn Thị Lưu sút 6 cân, cơ thể suy nhược. Nhập viện điều trị nội trú, tình trạng của bà tuy có cải thiện nhưng vẫn chưa thể ổn định hoàn toàn.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Lưu: “Từ hôm nắng nóng đến giờ là tôi mệt mỏi, đau, ăn uống kém lắm, mất ngủ, suốt đêm qua tôi chẳng ngủ được tí nào.”
Thời tiết nắng nóng, số bệnh nhân nhập viên điều trị cao hơn so với bình thường
BVĐK Hưng Nhân đang ghi nhận số bệnh nhân đến khám, nhập viện điều trị cao hơn 30% so với bình thường. Người cao tuổi chủ yếu bị say nắng nóng, rối loạn điện giải, sốc nhiệt, nặng hơn là các trường hợp đột quỵ não, nhồi máu cơ tim… Thời tiết nắng nóng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh mãn tính tái phát như: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh lý tim mạch… Còn đối với trẻ em thì rất dễ bị viêm đường hô hấp như viêm họng, amiđan, viêm phế quản, viêm phổi. Như chị Trần Thị Hòa đưa con gái 5 tuổi đến bệnh viện khám vì bé sốt và ho kéo dài. Trời quá nóng khiến người bình thường đã “chật vật”, thì trẻ em đang mắc bệnh lại càng bức bối gấp nhiều lần.
Chị Trần Thị Hòa, người nhà bệnh nhân: “Nhà xa cách đây 7 cây. Thương cháu đi lại vất vả, cảm giác nó mệt, mình còn mệt nữa là các cháu, nên cho cháu điều trị ở đây, không phải đi lại nhiều.”
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân và người nhà các biện pháp chống nóng
Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân nông thôn hơn thành phố, bởi những điều kiện chống nóng như điều hòa nhiệt độ, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm ở một số nơi còn hạn chế. Do vậy, trong quá trình khám chữa bệnh, các cán bộ y tế cũng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân biện pháp phòng chống bệnh mùa hè và tránh tác động của thời tiết nắng nóng đến sức khỏe.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Mai, khoa Nội, BVĐK Hưng Nhân: “Chúng tôi vẫn khuyên bệnh nhân đảm bảo đủ nước uống hàng ngày. Điều hòa nên để 24 – 26 độ, trước khi ra thì nên mở cửa một chút, tránh nóng lạnh đột ngột. Không nên ra ngoài khi trời nóng quá.”
Bác sĩ CKI Lê Hoàng Diệu, trưởng khoa Nhi, BVĐK Hưng Nhân: “Hạn chế cho trẻ chơi trong thời tiết nóng, đặc biệt là 10h sáng đến 15h chiều. Khi ngủ phải lưu ý phòng ốc thoáng mát đủ gió. Với trẻ nhỏ thì nhiệt độ điều hòa nên để 28 độ, trẻ lớn hơn là 26 độ. Đảm bảo vệ sinh tay, vệ sinh thân thể cho trẻ.”
Dự báo những ngày tới, thời tiết còn nắng nóng kéo dài. Mỗi người, nhất là trẻ em và người cao tuổi, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, bổ sung vi chất, nâng cao sức đề kháng. Người mắc bệnh mãn tính cần uống thuốc theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tái phát, nặng thêm.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...