Từ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát đến nay, số ca mắc lao mới được phát hiện tại Thái Bình có dấu hiệu gia tăng. Trong đó hơn 30% là lao kháng thuốc. 70% người mắc ở độ tuổi lao động. Đa phần bệnh nhân phát hiện khi bệnh đã nặng. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030, vẫn còn không ít khó khăn.
Sự kỳ thị và định kiến của người dân đối với người mắc bệnh lao vẫn còn. Cộng đồng chưa tham gia tích cực vào hoạt động chống lao, ngay cả với người bệnh và người nhà người bệnh. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại tình trạng bệnh nhân tự ý bỏ điều trị hoặc không tuân thủ hướng dẫn điều trị. Việc quản lý thuốc chống lao trôi nổi trên thị trường chưa chặt chẽ, người dân vẫn còn thói quen tự chữa bệnh mà không cần thầy thuốc.
Nhiều tổ chức xã hội đã tham gia công tác chống lao nhưng chưa có cơ chế điều phối hiệu quả. Mặt khác, tỷ lệ lao đa kháng thuốc, lao siêu kháng thuốc đang phát triển. Trong khi đó, cán bộ phòng chống lao có trình độ cao chuyển công tác nhiều, cán bộ chống lao tuyến huyện lại chủ yếu là kiêm nhiệm. Mức chi đặc thù cho người làm công tác chống lao còn thấp và chưa thỏa đáng.
Hà My
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...