Tăng áp động mạch phổi từng được coi như “cái chết được báo trước” bởi mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Một nghiên cứu cho thấy, trên thế giới, tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh là 2/1.000. Tại Việt Nam tuy chưa có con số thống kê, song đây cũng là căn bệnh hiếm gặp. Vừa qua, Bệnh viện Nhi Thái Bình đã cứu sống thành công một trường hợp trẻ sơ sinh bị tăng áp lực động mạch phổi nặng. Sức khỏe của trẻ đến nay đang hồi phục tốt.
Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhi bệnh tăng áp lực động mạch phổi nặng
Vào cấp cứu khi mới sinh được vài giờ đồng hồ, bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp nặng, tím tái, khó thở, thở gắng sức và trào dịch ở mũi, miệng. Các bác sĩ chẩn đoán trẻ xuất huyết phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi nặng.
Chị Hoàng Thị Giang, người nhà bệnh nhân: “Khi sinh xong, các bác sĩ bên bệnh viện Phụ sản nói là cháu suy hô hấp nhẹ thôi, đưa xuống khoa Sơ sinh điều trị. Nhưng chỉ 1 - 2 tiếng sau, bên ấy có liên hệ để chuyển cháu sang bên này.”
Bác sĩ Phạm Thế Hiển, khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Dù thở máy thông số rất cao nhưng tình trạng của trẻ không cải thiện, oxy trong máu rất thấp. Chúng tôi phải hội chẩn với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa để thống nhất phác đồ điều trị.”
Sau thời gian điều trị tích cực, đến nay sức khỏe bệnh nhi ổn định
Để điều trị, các bác sĩ tiến hành bơm surfactant hỗ trợ tuần hoàn và sử dụng thuốc điều trị tăng áp lực động mạch phổi, thuốc vận mạch để kiểm soát huyết áp. Thực hiện nuôi dưỡng tĩnh mạch, dùng máy móc đảm bảo chức năng sống và chức năng các cơ quan khác cho trẻ.
Bác sĩ Phạm Thế Hiển, khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Ngoài thở máy cao tần, chúng tôi tiến hành bơm chất cải thiện tình trạng oxy hóa máu của trẻ. Điều trị tích cực về suy tuần hoàn. Trong 3 ngày đầu, tình trạng của trẻ rất cận kề với tử vong. Tuy nhiên đáp ứng được điều trị nên đến ngày thứ 4 đã thoát được máy cao tần, đến ngày thứ 5 thì trẻ cai được máy.”
Đến nay, sức khỏe bệnh nhi đang tiến triển tích cực. Cách đây 3 – 4 năm, những trường hợp như thế này đều phải chuyển tuyến trên, tỷ lệ tử vong vẫn rất cao vì không được cấp cứu kịp thời. Song giờ đây, nhờ có máy móc hiện đại và nhân lực được đào tạo bài bản, các ca bệnh hiếm gặp đã có thể điều trị thành công ngay tại Thái Bình, giành lại sự sống cho trẻ và giảm bớt chi phí, thời gian nằm viện, cũng như áp lực đối với người nhà của bệnh nhi.
Hà My
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...