Chủ động phòng tay chân miệng cho trẻ

Thứ 5, 15/06/2023 | 00:00:00
653 lượt xem

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, đáng ngại là đã có những trẻ tử vong. Trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh này, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch. Tại Thái Bình, cùng với các đơn vị y tế thì các trường mầm non – nơi có nguy cơ cao lây nhiễm tay chân miệng cũng đã chủ động nhiều biện pháp không để dịch lây lan.

Cô và trò trường mầm non Song Lãng, huyện Vũ Thư tổng vệ sinh đồ chơi 

Những buổi tổng vệ sinh với sự tham gia của cả cô và trò tại trường mầm non Song Lãng đã trở thành thói quen của các bé đang theo học tại trường mầm non Song Lãng, huyện Vũ Thư. Cùng với việc giữ đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, trẻ còn được rèn thói quen vệ sinh cá nhân, rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Nhờ thế mà từ đầu năm đến nay, trường mầm non Song Lãng không ghi nhận ca bệnh tay chân miệng.  


Cô giáo Nguyễn Thị Bẩy, trường mầm non Song Lãng, huyện Vũ Thư: “Hàng ngày khi phụ huynh đưa trẻ đến lớp, chúng tôi thường xuyên bao quát trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường thì kịp thời báo phụ huynh. Nếu trẻ ốm sốt thì liên hệ với y tế để có biện pháp xử lý kịp thời cho các cháu.”

Các giáo viên mầm non kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn học sinh vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, để bảo vệ trẻ khỏi tay chân miệng, cần tăng cường biện pháp phòng chống. Tại các trường mầm non, toàn bộ giáo viên đều đã được tập huấn nhiều lần về biện pháp phòng tay chân miệng, nhận diện trẻ có biểu hiện nghi ngờ. Mỗi học sinh có đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước riêng, có dấu hiệu nhận biết để không nhầm lẫn. Các nhà trường cũng tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ với thực đơn đa dạng nhóm chất, nhắc nhở trẻ uống nước đầy đủ, bổ sung nước trái cây.


Cô giáo Phan Thị Lý, trường mầm non Vũ Chính, TP Thái Bình: “Nhà trường có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho các con theo ngày, theo tuần, theo tháng và theo năm học. Phối hợp với Trạm y tế thăm khám sức khỏe cho các con. Thường xuyên phun khử khuẩn các phòng học, các phòng chức năng.”




Cô giáo Phạm Thị Giang, trường mầm non Sơn Ca – Tiền Phong, TP Thái Bình: “Mỗi lớp đều có nhóm zalo thì thông qua nhóm này các cô giáo trao đổi trực tiếp với phụ huynh để phụ huynh nắm được tình hình dịch bệnh và phòng bệnh cho con được tốt hơn.”



Trong tình huống phát hiện trẻ mắc tay chân miệng tại lớp học, các trường đều có phương án cách ly, vệ sinh lớp và đồ dùng đồ chơi để tránh lây nhiễm sang trẻ khác. Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, trẻ mắc tay chân miệng phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi phát, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác cho tới khi khỏi hẳn. 

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...