Nắng nóng khắc nghiệt là điều kiện để các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa đây cũng là thời điểm rất nhiều gia đình đi du lịch hè. Sự thay đổi môi trường đột ngột khiến cơ thể chưa thích nghi kịp, lại là lợi thế cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Những ngày này, số bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý đường hô hấp tại các bệnh viện đang có dấu hiệu gia tăng.
Thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, bệnh nhân này không thể ăn uống được. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tái phát càng khiến ông gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Chỉ trong vòng 2 tuần, bệnh nhân sút tới 6 kg.
Bệnh nhân:
"Trời nóng là khó thở nhiều hơn, thở dốc hơn, nhọc nhiều. Tôi vào đây thì hơi sốt, ớn người, trong lúc sốt thì có ho, rát cổ, tức ngực."
Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, trong hơn 1 tháng qua, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến các bệnh lý hô hấp tăng khoảng 30% so với thời điểm đầu năm, đông nhất lên tới trên 80 bệnh nhân nội trú. Trong đó đa phần là người cao tuổi. Thông thường, các bệnh lý hô hấp sẽ tự khỏi sau 6-7 ngày hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng từng người. Tuy nhiên, ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương, khoa Nội Hô hấp, BVĐK tỉnh Thái Bình:
"Các bệnh lý thường gặp là viêm mũi họng, viêm họng, viêm phế quản, hoặc viêm phổi hoặc những bệnh lý mãn tính như hen phế quản, giãn phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh nhân không được điều trị đúng thì có thể tiến triển nặng hơn, có thể rơi vào tình trạng suy hô hấp, viêm phổi nặng, thậm chí có thể tử vong."
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, tăng cường điện giải, vi chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, không nên gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột để tránh tình trạng sốc nhiệt khi từ trong phòng điều hòa đi ra ngoài hoặc ngược lại.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Thu Hương, khoa Nội Hô hấp, BVĐK tỉnh Thái Bình cũng khuyến cáo các bệnh nhân cần tránh ngồi quạt máy trực tiếp phả thẳng vào cơ thể hoặc máy lạnh nhiệt độ quá thấp. Không hút thuốc lá. Không uống nước lạnh gây ảnh hưởng đến bệnh lý đường hô hấp. Đảm bảo việc vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Khi bị bệnh lý đường hô hấp thì không tự ý sử dụng kháng sinh mà phải đi khám vì có thể gây tình trạng kháng thuốc hoặc sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.
Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn ở răng, hàm, miệng, tai mũi họng cũng là biện pháp quan trọng để tránh vi khuẩn lan xuống gây bệnh ở đường hô hấp dưới. Bên cạnh đó là tập thể dục thường xuyên, song những ngày nắng nóng, nên tập buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, hạn chế ra ngoài đường khi trời nắng cao điểm. Các bác sĩ cũng khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm đường hô hấp.
Hà My
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...