Chuyển đổi số không chỉ mang lại thuận lợi cho người dân, mà còn giảm tải áp lực cho hệ thống y tế, nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ, y bác sĩ, hạn chế tối đa nguy cơ sai sót ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn bệnh viện.
Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình hơn 10 năm đã ứng dụng phần mềm quản lý chuyên môn
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, từ cách đây hơn 10 năm đã ứng dụng phần mềm quản lý chuyên môn, và những năm gần đây là hội chẩn trực tuyến, hội chẩn từ xa, từng bước triển khai bệnh án điện tử. Y bác sĩ không chỉ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục giấy tờ, tăng thời gian dành cho người bệnh, mà còn có thêm cơ hội nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn.
Bác sĩ CKII Lại Đức Trí - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Chúng tôi cũng tự hào rằng hiện nay các bác sĩ đều hài lòng khi có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin. Có rất nhiều máy móc hiện đại khi hoạt động được kết nối tạo sự liên thông giữa bác sĩ với trang thiết bị và người dân, tạo sự gắn kết rất gần, rất nhanh để chẩn đoán kịp thời, chính xác. |
Không chỉ tại tuyến tỉnh mà cả các bệnh viện tuyến huyện, phần lớn hoạt động khám chữa bệnh đã được cập nhật, theo dõi, xử lý trên phần mềm. Phiếu cấp phát, bệnh án được số hóa giúp công tác quản lý, theo dõi, giám định BHYT được kịp thời, chính xác. Quy trình nghiệp vụ chuẩn hóa, hoạt động liên hoàn, khép kín. Thuốc, vật tư y tế, hóa chất được theo dõi và quản lý, thống kê chặt chẽ trên hệ thống.
Việc khám chữa bệnh qua các phần mềm hay từ xa, không còn xa lạ với người dân và các bác sĩ
Bác sĩ CKII Doãn Trường Thi - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vũ Thư Chúng tôi tập trung sử dụng công nghệ cao kể cả vấn đề quản lý bệnh nhân, quản lý hành chính cán bộ bệnh viện, tổ chức kết nối các trung tâm kỹ thuật, các khoa khám bệnh bằng phần mềm, thực hiện chữ ký số. | |
Bác sĩ CKI Phạm Văn Cải - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng Từ khi bắt đầu bệnh nhân đến viện đến khi ra viện hoàn toàn được quản lý trên phần mềm công nghệ thông tin. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý trang thiết bị. Hội chẩn, khám bệnh từ xa, hội thảo với chuyên gia tuyến trên. |
Ông Hà Trung Kiên - Phó Giám đốc Sở Y tế Thái Bình Trước đây 1 bác sĩ tuyến trung ương hoặc tuyến tỉnh khi hỗ trợ tuyến dưới thì chỉ được 1 người thôi, nhưng qua nền tảng khám bệnh từ xa, 1 bác sĩ tuyến trên có thể hỗ trợ 3 – 4 người tuyến dưới. Cán bộ trạm y tế quản lý rất tốt sức khỏe người dân. Khi bệnh nhân đến, bác sĩ chỉ cần mở máy là biết ngay tiền sử bệnh và tuyến trên khi bệnh nhân được chuyển lên, cũng thông qua phần mềm để truy xuất được lịch sử khám bệnh cũng như những bệnh họ đang mắc phải. |
Kết quả đạt được trong công tác chuyển đổi số ngành Y tế là khá toàn diện và nhận được sự hài lòng của người dân cũng như sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động trong ngành. Song bên cạnh mặt tích cực, quá trình chuyển đổi số vẫn còn những rào cản, khó khăn.
Mời quý vị theo dõi tiếp phần cuối về chuyên đề Chuyển đổi số y tế - Bài 3: Rào cản và cách khắc phục.
Hà My
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...