Ngày Tết là dịp gia đình sum vầy, nhiều người thường sử dụng bia rượu để chúc tụng nhau. Và năm nào cũng vậy, Tết đến xuân về cũng là khi tình trạng lạm dụng rượu bia lại nhiều hơn và hậu quả không phải bao giờ cũng nhẹ nhàng. Ghi nhận tại Bệnh viện Tâm thần Thái Bình, số bệnh nhân nhập viện do rượu đang gia tăng báo động. Theo các bác sĩ, đây là câu chuyện “đến hẹn lại lên” mỗi dịp Tết Nguyên đán hàng năm.
Ngoài 50 tuổi, bệnh nhân này suy kiệt đến nỗi nhìn như đã bước vào độ tuổi “thất thập cổ lai hi”. Ông có tiền sử lạm dụng rượu đến nay đã hơn 30 năm. Trước kia, mỗi ngày ông uống 1 – 2 lít rượu, dịp lễ Tết còn nhiều hơn. Tổn thương não, suy giảm chức năng gan, hệ tiêu hóa kém, là những hậu quả để lại. Gia đình không nhớ nổi đây là lần thứ bao nhiêu phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu trong tình trạng mê man, co giật.
Người nhà bệnh nhân: " Cứ say lại nằm lên võng, hết say lại uống. Không cho tiền thì ông trèo cổng, trèo tường, cân gạo cặp nách đi đổi rượu. Bắt đầu bị ảo giác 1 ít. Rượu phức tạp, làm khổ mọi người, khổ gia đình lắm. Lớp trẻ bây giờ nên tránh xa rượu bia này ra, mệt mỏi vô cùng." |
Uống rượu bia - từ thú vui ngày Tết đến mối họa là khoảng cách không xa. Tại khoa Nghiện chất, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình, số bệnh nhân nhập viện có nguyên nhân liên quan đến rượu bia, nhất là loạn thần do rượu, chiếm tới gần 30% và sau Tết Nguyên đán, con số này sẽ còn tăng lên.
Theo các bác sĩ, người bệnh thường có thói quen uống rượu bia từ khi còn trẻ. Do bệnh chưa bộc phát ngay nên dẫn đến tâm lý chủ quan, cho rằng cơ thể chịu được lượng rượu bia nạp vào mỗi ngày. Chỉ đến khi ngoài 40 tuổi, sức khỏe của người bệnh mới suy giảm nghiêm trọng.
Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồi, trưởng khoa Nghiện chất, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: "Đối với người nghiện rượu luôn có xu hướng tìm rượu để uống thì người nhà không cung cấp đầu vào cho người ta nữa, giảm lượng rượu nhiều nhất có thể và quản lý BN thường xuyên hơn. Khi có dấu hiệu bất thường, người nhà nên phối hợp với cơ quan chức năng đưa đến BV Tâm thần điều trị để cắt rối loạn tâm thần và chống tái nghiện cho BN." |
Thống kê cho thấy, ngoài nguy cơ loạn thần, ngộ độc, uống rượu bia quá chén còn là nguyên nhân của 31% vụ đánh, giết nhau, 33% vụ hiếp dâm, 18% tai nạn giao thông và 60 loại bệnh khác như gan, dạ dày, tim mạch... Để tránh những hệ lụy nguy hiểm này, mỗi người cần tự giác điều chỉnh, không nên lạm dụng rượu bia và biết uống “có điểm dừng”, uống “có trách nhiệm”, không ép buộc nhau uống nhiều; không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã uống rượu bia.
Hà My
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...