Không chủ quan trước nguy cơ dịch chồng dịch

Thứ 3, 06/09/2022 | 00:00:00
501 lượt xem

Sau một thời gian lắng xuống, đến nay dịch Covid-19 bắt đầu ghi nhận số ca mắc gia tăng trở lại và có thể gây quá tải hệ thống y tế. Trong khi đó, sốt xuất huyết cũng đang diễn biến phức tạp. Đậu mùa khỉ có thể xâm nhập bất cứ lúc nào. Nguy cơ “dịch chồng dịch” luôn hiện hữu nếu các biện pháp phòng chống không được thực hiện kịp thời, chủ động.

Tiêm 3 mũi vaccine đã hơn nửa năm nay, sau 2 ngày mắc Covid-19, bệnh nhân này vào bệnh viện cấp cứu khi đã nguy hiểm đến tính mạng.



Người nhà bệnh nhân: 

"Mẹ mình lên đến nay là tầm 8 giờ tối thì đến 10 giờ tối là bị ngừng tim."


Tình trạng bệnh nhân có bệnh lý nền mắc Covid-19 nặng đang ngày càng tăng. Có những bệnh nhân phải thở máy. Nhiều người thì tái nhiễm chỉ sau vài tháng. Như tại BVĐK Vũ Thư, nếu chỉ khoảng 2 tháng trước không có bệnh nhân Covid-19 điều trị, thì vài tuần nay thường xuyên khám phát hiện các ca bệnh mới. Hiện có trên 10 trường hợp đang được theo dõi tại khoa Truyền nhiễm.


Bác sĩ Nguyễn Văn Đương, trưởng khoa Truyền nhiễm, BVĐK Vũ Thư: 

"Năm nay có đặc biệt là số trẻ em mắc Covid-19 tăng lên. Chủ yếu có triệu chứng sốt cao. Một số trẻ co giật, rối loạn tiêu hóa. Nhiều trẻ chưa tiêm nên miễn dịch chưa có. Có những trường hợp diễn biến rất nặng."


Không chỉ có Covid-19, dịch bệnh truyền nhiễm hiện diễn biến rất phức tạp. Bộ Y tế đánh giá nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam của bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh mới nổi khác là hiện hữu khi đã lây lan nhanh ở nhiều quốc gia lân cận. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… cũng đang trong mùa cao điểm, làm tăng nguy cơ dịch chồng dịch. Trước thực tế này, ngành y tế quán triệt quan điểm đặt tính mạng của người dân lên trên hết, thực hiện hiệu quả việc kiểm soát dịch bệnh trên quan điểm phòng dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở. 


Bác sĩ Phạm Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà: "Đến nay chúng tôi có 3 trường hợp SXH nội sinh. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo các TYT xã, khoa KSBT điều tra các chỉ số liên quan đến dịch SXH trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền trong nhân dân các biện pháp phòng chống SXH như nằm màn, phun thuốc, diệt bọ gậy, loăng quăng, không để các ca SXH thứ phát xảy ra trên địa bàn."



Ông Đỗ Thiện Khuyến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư: 

"Chúng tôi đã tham mưu cho UB huyện ban hành công văn chỉ đạo phòng chống đậu mùa khỉ, nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ từ huyện tới cơ sở về các biện pháp phòng chống cũng như điều trị đậu mùa khỉ. Tăng cường giám sát phát hiện những ca nghi mắc để xử lý kịp thời."

Các cơ sở y tế cũng đang tăng cường hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị, địa phương, triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch. Tiếp tục tổ chức tốt việc phân luồng, thu dung, cấp cứu, cách ly và điều trị kịp thời những ca mắc bệnh. 

Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...