Những ngày gần đây, tại các bệnh viện trên toàn tỉnh, số bệnh nhân mắc cúm A đang gia tăng theo cấp số nhân. Thậm chí đã có một số bệnh nhi vào viện trong tình trạng nặng phải thở máy. Các chuyên gia cho biết, đợt dịch này khá bất thường vì cúm A rất ít xuất hiện vào mùa nắng nóng.
Nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, bệnh nhi 8 tháng tuổi này được chẩn đoán mắc cúm A. Trước đó, gia đình nhiều ngày liên tục cho trẻ uống hạ sốt nhưng không thuyên giảm, đến khi đi khám thì bệnh đã nặng dẫn tới suy hô hấp và biến chứng viêm phổi.
Người nhà bệnh nhân:
"Cứ nghĩ là cháu bị nhẹ thôi, không nghĩ là nặng như vậy, để cháu tự điều trị ở nhà mất 3 ngày rồi đến ngày thứ 4 cháu có biểu hiện khó thở mới đưa đi BV."
Bác sĩ CKII Đỗ Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình:
"Khi trẻ bị cúm, có nhiều biến chứng. Đặc biệt khi trẻ sốt cao có thể co giật rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi mắc cúm trẻ có suy giảm miễn dịch. Ở BV đã gặp nhiều trường hợp trẻ khỏi cúm ra viện lại quay lại vì mắc những bệnh khác. Cúm cũng nguy hiểm ở trẻ mắc bệnh nền mãn tính như bệnh về máu, tim mạch, hô hấp, suy dinh dưỡng."
Cúm không chỉ xảy ra ở trẻ em. Như bệnh nhân này nhập viện đã gần 1 tuần, những triệu chứng ban đầu cũng là sốt cao không hạ và ớn lạnh. Anh cho biết, mình bị lây trong môi trường làm việc đông người ở khu công nghiệp.
Bệnh nhân:
"Hôm tôi nhập viện thì cũng có 2, 3 đồng nghiệp nữa cũng bị cúm A nhưng họ nhẹ hơn nên không phải nằm viện."
Thông thường, cúm A xuất hiện vào mùa thu đông với đỉnh dịch rơi vào tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên, mùa hè năm nay đang chứng kiến đợt dịch bất thường. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình, trong vòng 1 tuần qua, Thái Bình ghi nhận tới gần 600 trường hợp mắc hội chứng cúm. Nhiều chuyên gia nhận định, do thời tiết biến đổi bất thường, đến tháng 5 vẫn còn các đợt không khí lạnh, có thể là lý do khiến virus cúm A sinh sôi. Thực trạng này có thể gây nguy cơ dịch chồng dịch, vì các ca sốt xuất huyết và bệnh nhân Covid-19 cũng tăng lên vào cùng thời điểm.
Ông Nguyễn Văn Thơm- Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình:
"Cúm lây qua hô hấp và tiếp xúc. Vì vậy mỗi người cần chủ động các biện pháp phòng bệnh trong sinh hoạt đến vệ sinh phòng hộ. Khi phát hiện trường hợp sốt cao đột ngột, ho, thì phải đến cơ quan y tế ngay để khám, điều trị, không để dịch bệnh lây lan."
Ngành y tế cũng khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Và đặc biệt là tiêm vaccine phòng cúm, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...