Chỉ trong vòng 2 tuần, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận hơn 140 trẻ mắc tay chân miệng nhập viện điều trị nội trú. Không chỉ cao hơn về số lượng so với những năm trước mà mức độ nặng của bệnh cũng có chiều hướng gia tăng.
Bệnh nhi 3 tuổi nhập viện vì tay chân miệng
3 tuổi, bệnh nhi này vào viện vì tay chân miệng. Ban đầu trẻ chưa nổi phỏng nước mà chỉ có những triệu chứng phổ biến khiến gia đình nhầm lẫn với một số căn bệnh khác.
Người nhà bệnh nhân: “Cháu sốt, ho được 2 hôm. Cứ nghĩ là do thời tiết nên mua thuốc cho cháu uống. Chân cháu nổi mụn ở lòng bàn chân, tay nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, lở môi 1- 2 nốt. Lúc chiều tối thì những mụn đó bọng lên thành nước. Lúc thấy nổi mẩn đưa lên đây khám thì bác sĩ nói cháu bị chân tay miệng.
Bệnh nhi bị biến chứng viêm não sau ít ngày mắc tay chân miệng
Còn bệnh nhi này chỉ sau ít ngày mắc tay chân miệng đã bị biến chứng viêm não, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Người nhà bệnh nhân: “2 anh em đều sốt, mẹ cho uống thuốc hạ sốt thì cháu em ấy cắt sốt còn cháu anh thì không. Sáng hôm sau cháu mệt mỏi, lờ đờ, mặt mũi tái nhợt. Gia đình cho cháu lên Bệnh viện các bác sĩ nói cháu đã chuyển độ phải nhập viện luôn.”
Bác sĩ Vũ Thị Phương, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Với trẻ nhiễm virus E71 thì có nguy cơ biến chứng nhiều hơn so với các nhóm khác, đó là biến chứng về viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.”
Bệnh tay chân miệng có biểu hiện ban đầu là sốt, các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, ở lòng bàn tay, bàn chân
Bệnh tay chân miệng có các biểu hiện ban đầu là sốt, có vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số khác, trẻ bị run tay chân, đi đứng không vững, khó thở,… Trong vòng 30 phút, trẻ giật mình hai lần là dấu hiệu cần đưa đi bệnh viện ngay. Bệnh tay chân miệng được dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới do điều kiện thời tiết và tính chất lây truyền. Bệnh chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng bệnh cho con.
Bác sĩ Vũ Thị Phương, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Để phòng bệnh, cần vệ sinh tay thường xuyên cho trẻ, có thể dùng xà phòng thông thường rửa tay sát khuẩn trước khi cho trẻ ăn và sau khi trẻ đi vệ sinh, cần vệ sinh cả tay người lớn và tay của trẻ. Vật dụng của trẻ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ. Thực phẩm phải đảm bảo dinh dưỡng đối với trẻ.”
Khi phát hiện con mắc tay chân miệng phụ huynh cần cho con nghỉ học để theo dõi, điều trị
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu phụ huynh phát hiện con mắc tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học từ 7 – 10 ngày và báo ngay với nhà trường vệ sinh khu vực trẻ học, tránh để bệnh lây lan trên diện rộng.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...