Thống kê của ngành y tế cho thấy, khoảng 15% dân số từng gặp ít nhất một vấn đề về sức khỏe tâm thần. Con số này tăng cao hơn trong đại dịch. Trong các rối loạn tâm thần hiện nay, dịch Covid-19 làm tăng tỷ lệ người mắc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, mất ngủ từ 31,4% lên tới trên 41%.
Nhân viên y tế động viên bệnh nhân tại khoa thần kinh
Dịch Covid-19 khiến bệnh nhân ngoài 60 tuổi trải qua quãng thời gian “đáng sợ” nhất từ trước đến nay. Dù bản thân chưa nhiễm bệnh, nhưng nhìn những người xung quanh mắc Covid-19, chứng kiến người quen qua đời vì dịch bệnh, bà rơi vào trạng thái suy sụp tinh thần.
Ông Khúc Ngọc Vượng, người nhà bệnh nhân: “Dịch căng thẳng nên vợ tôi tâm lý rất hoảng sợ, cũng lo nghĩ, lo lắng cho gia đình, trong thời gian đó ăn ngủ không được, nói không được, trầm cảm, gầy nhiều, tâm tưởng bất an, nhiều lúc mơ hồ.” |
Bác sĩ Trịnh Thanh Tâm, khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: “Bệnh nhân nhập viện liên quan đến Covid-19 có rất nhiều triệu chứng khác nhau như loạn thần, hoang tưởng, ảo giác, kích động. Một số bệnh nhân thì mất việc do Covid, một số thì xung quanh xuất nhiều F0 nên căng thẳng sợ hãi.” |
Bệnh nhân điều trị hỗ trợ bằng bằng thiết hiện đại
Theo các bác sĩ, dịch bệnh kéo dài khiến tinh thần người dân bị ảnh hưởng theo 2 cơ chế: những biến đổi đột ngột trong cuộc sống khiến họ stress, nếu biến cố vượt quá sức chịu đựng sẽ dẫn tới sang chấn tâm lý; hoặc những người trước đây đã có tiền sử bệnh tâm thần, đang giữ cân bằng cán cân tâm lý, thì Covid-19 làm sự cân bằng này gãy đi. Thống kê của Bệnh viện Tâm thần Thái Bình, tỷ lệ trầm cảm ở cộng đồng trước đại dịch là khoảng 2,5% thì hiện đã tăng hơn gấp đôi, tương đương trên 5%. Người bệnh khi thăm khám sớm thì việc điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bác sĩ Trịnh Thanh Tâm - khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: “Chúng tôi tư vấn tâm lý riêng cho từng bệnh nhân, sau này khi ra viện vẫn phải tiếp tục đối mặt với những vấn đề liên quan đến Covid, mỗi bệnh nhân phải thích ứng tìm được những khía cạnh tốt đẹp hơn trong đại dịch. Đối với mỗi người chúng ta thì nên giữ tinh thần thật tốt, nâng sức chống đỡ của cơ thể và chú ý biểu hiện bất thường như mất ngủ kéo dài, căng thẳng, buồn chán bi quan, thì nên đi khám chuyên khoa tâm thần.” |
Để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng, mỗi người nên thường xuyên tập thể dục, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Kiểm soát tốt thời gian của bản thân bằng cách lên lịch làm việc, sinh hoạt và duy trì lịch trình hợp lý. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ 7-8 tiếng trong một đêm và có giấc ngủ sâu. Tiếp tục tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch, tự bảo vệ chính mình và cộng đồng.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...