Tết đến xuân về là thời điểm họp mặt của người thân, bạn bè. Đây cũng là dịp các lễ hội truyền thống diễn ra liên tục. Mọi người thường quá mải miết với các cuộc vui mà “bỏ bê” việc chăm sóc bản thân. Chúng ta cùng nghe những lời khuyên từ chuyên gia y tế để giữ gìn sức khỏe cũng như phòng dịch cho chính mình và gia đình.
Trẻ nhập viện điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình
Tết Nguyên đán rơi vào thời điểm giao mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ có nguy cơ bùng phát, như chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sởi, cúm, viêm đường hô hấp… Bên cạnh đó, trong những ngày nghỉ Tết, việc sinh hoạt bị xáo trộn như di chuyển bằng tàu xe trong nhiều giờ, mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu ngủ… làm sức khỏe của trẻ bị suy giảm. Đó cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Bác sĩ CKII Đặng Thị Thúy - Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Nhi Thái Bình: “Chúng ta phải giữ ấm. Phòng phải ấm, tránh gió lùa. Phải cho con đi kiểm tra sức khỏe khi có dấu hiệu bất thường như sốt ho liên tục, ho nhiều, khát nước, li bì. Đó là những dấu hiệu phải đưa trẻ đi khám và điều trị. Bên cạnh đó phải cho trẻ tiêm phòng đầy đủ.” |
Người dân nhập viện khám và điều trị bệnh
Cuối năm, lượng người từ các tỉnh thành phố khác trở về đông, hoạt động mua bán giao thương tấp nập hơn khiến dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Ngoài việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K, mỗi người cũng cần chủ động theo dõi sức khỏe để đi khám, xét nghiệm kịp thời nếu có biểu hiện nghi nhiễm Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng - Phụ trách khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc, BVĐK Quỳnh Phụ: “Người dân nên chủ động theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, khi có yếu tố dịch tễ liên quan đến mình thì chủ động đi xét nghiệm. Còn các triệu chứng thì từ sốt ho khó thở rồi đau mỏi người, và một triệu chứng chủ yếu từ trước tới giờ đã được nghiên cứu là mất vị giác và khứu giác cũng cần chú ý.” |
Người dân đi lại cần đảm bảo thực hiện nghiêm quy định 5K phòng dịch
Tết Nguyên đán cũng là thời điểm việc ăn uống và chế độ dinh dưỡng của các gia đình khó được đảm bảo, dễ xảy ra nguy cơ ngộ độc thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa. Các bác sĩ khuyến cáo, khi có các triệu chứng của những bệnh này, tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy hay giảm nôn ói, vì đó là phản xạ tự bảo vệ của cơ thể nhằm tống các chất độc hay vi khuẩn ra ngoài. Nếu dùng thuốc để ức chế những phản xạ này sẽ làm ứ đọng vi khuẩn và độc tố trong cơ thể, gây trầm trọng hơn tình trạng của bệnh. Điều cần làm là uống nhiều nước, dung dịch Oresol và đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...