Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh mà dân gian hay gọi nôm na là trúng gió, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp của người bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên được điều trị bằng phương pháp châm cứu
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hương – Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư cho biết: Trung bình mỗi ngày, khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng tiếp nhận từ 25 – 30 lượt người bệnh đến khám và điều trị các bệnh về thần kinh, trong đó có các bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Theo bác sĩ Hương, bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh mà dân gian hay gọi nôm na là trúng gió, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt do tổn thương dây thần kinh mặt. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, đặc biệt rất phổ biến vào mùa đông - xuân. Nguyên nhân có thể do tổn thương thần kinh trung ương, nhiễm trùng, u, chấn thương, nhưng thường hay gặp nhất là do lạnh.
Tình trạng bị liệt mặt ngoại biên
Khi mắc bệnh, người bệnh thường có biểu hiện như: mặt bị xệ, miệng bị méo sang một bên, một bên mắt không thể nhắm kín, khi uống nước, đánh răng bị trào ra ngoài, có thể có đau trong tai và nhức đầu…
Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người bị suy giảm miễn dịch, người có thể trạng yếu, phụ nữ có thai, người ít luyện tập thể dục thể thao, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, người hay thức khuya, đặc biệt những người hay uống rượu, bia, thường đi sớm về khuya dễ bị nhiễm gió lạnh.
Bác sĩ CKI Bùi Thị Hương – Trưởng khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp của người bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài tuần, nếu nặng có thể vài tháng. Nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, co giật nửa mặt. Nguy hiểm nhất là bị viêm loét giác mạc do mắt không nhắm được gây khô mắt, nhiễm khuẩn giác mạc dẫn đến viêm, loét giác mạc. |
Để tránh được tác dụng không mong muốn do dùng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị, khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng đã, đang áp dụng và ngày càng hoàn thiện các phương pháp điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bằng phương pháp y học cổ truyền và phục hồi chức năng, không chỉ mang lại kết quả tốt lại an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng nặng nhẹ của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điện châm kết hợp với vật lý trị liệu trong điều trị liệt 7 ngoại biên
Trường hợp chị Vũ Thị Sáu, 44 tuổi, xã Minh Khai (Vũ Thư) qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán chị bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, được chỉ định điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền như: điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, hồng ngoại kết hợp phục hồi chức năng. Sau hơn 1 tuần điều trị, sức khỏe của chị Sáu đã ổn định, cảm giác đau giảm rõ rệt, ăn uống bình thường, ngủ ngon hơn.
Chị Vũ Thị Sáu, 44 tuổi, xã Minh Khai (Vũ Thư): Tôi rất cảm ơn các y bác sĩ trong khoa đã chăm sóc tận tình cho bệnh nhân chúng tôi. Trải qua thời gian điều trị tại đây tôi mới thấm thía câu nói của Bác Hồ, đúng là “Lương y như từ mẫu”. |
Theo dự báo, những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, thời tiết lạnh, ấm thay đổi bất thường, vì thế việc chủ động phòng bệnh lúc giao mùa là rất cần thiết, giúp phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để phòng bệnh, người bệnh cần ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Cần chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là giữ ấm vùng đầu, mặt và cổ. Tránh tắm nước lạnh và tuyệt đối không nên tắm khuya vì cơ thể rất dễ nhiễm lạnh. Ngoài ra cần tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, nhưng không nên tập vào sáng sớm khi thời tiết lạnh. Khi bị bệnh, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế đáng tin cậy có các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
CTV
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...