Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế về xử phạt với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi

Thứ 7, 26/06/2021 | 00:00:00
895 lượt xem

Để tránh tình trạng chênh lệch giới tính khi sinh bên cạnh biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức. Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế (có hiệu lực từ 15.11.2020) đã quy định về xử phạt với hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.

Nhân viên y tế chăm sóc cho các bé mới sinh

Trong đó, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi: đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn; phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

Đặc biệt, phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi; cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi; nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

Ngoài ra, có thể bị phạt đến 20 triệu đồng với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Nghị định 117/2020 cũng quy định áp dụng mức phạt đến 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi: cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi: đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính; phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Để giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính, tránh hệ lụy về vấn đề chênh lệch giới tính cần có sự nhận thức đúng từ chính những ông bố bà mẹ khi có ý định mang thai. Cùng với đó, sự vào cuộc của chính quyền các cấp lấy hình mẫu người đứng đầu các tổ chức, đơn vị để xây dựng những gia đình hạt nhân không lựa chọn giới tính, tôn trọng nữ giới, xây dựng xã hội bình đẳng. Đây chính là cơ sở vững bền để tránh tình trạng chênh lệch giới tính trong tương lai.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...