Ma trận quảng cáo thực phẩm chức năng

Thứ 5, 03/06/2021 | 00:00:00
2,519 lượt xem

Vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng diễn ra ngày càng nhiều thời gian qua khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Trong đó, hình thức vi phạm phổ biến là quảng cáo thực phẩm chức năng có công dụng như thần dược, lừa dối gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh đối với người tiêu dùng.

Một trong số rất nhiều trang quảng cáo bán hàng thần thánh hóa về công dụng của sản phẩm

Chữa bệnh tận gốc chỉ trong thời gian ngắn. Không cần dùng thuốc cũng có thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí cả ung thư – Đó là 1 trong rất nhiều lời quảng cáo được “thần thánh hóa” về công dụng của thực phẩm chức năng tràn lan trên mạng. Không ít người tiêu dùng lạc trong ma trận này đã dễ dàng “sập bẫy” chỉ sau 1 cú click chuột. 

Chị Nguyễn Minh Anh - phường Đề Thám, thành phố Thái Bình – nạn nhân của chiêu trò quảng cáo:

“Nhà tôi có người bị huyết áp cao, tôi lên mạng tìm hiểu thấy thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc chữa được bệnh này nên tôi mua về cho người nhà uống, nhưng không có hiệu quả gì. Cũng mong các cơ quan chức năng vào cuộc chấn chỉnh tình trạng này để người dân yên tâm.”


Bệnh nhân lạm dụng thực phẩm chức năng không đến bệnh viện điều trị sớm khiến bệnh tình nặng hơn

Tại các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân vào trong tình trạng nặng vì lạm dụng thực phẩm chức năng. Có những bệnh nhân nếu phát hiện sớm, phẫu thuật hoặc xạ trị thì có thể khỏi bệnh hoặc chí ít cũng kéo dài cuộc sống. Nhưng vì tin vào quảng cáo thực phẩm chức năng có thể chữa được bệnh nên không đi khám, không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chỉ khi dùng thực phẩm chức năng lâu dài không khỏi, quay lại bệnh viện thì đã quá muộn, can thiệp cũng không còn hiệu quả cao. 

Bác sĩ Dương Minh Tuấn - Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình:

“Sử dụng thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan cấp, suy thận cấp, xuất huyết não hoặc thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tiền mất tật mang. Một số tình huống nữa có thể gặp là sử dụng thực phẩm chức năng không có sự tư vấn của nhân viên y tế. Việc tương tác thuốc giữa thực phẩm chức năng với thuốc chính đã làm giảm hiệu quả của thuốc khiến việc điều trị kéo dài hơn.”     


Người dân cần tỉnh táo trước những quảng cáo thần thánh hóa về công dụng sản phẩm trên mang Internet 

Những hệ lụy xảy ra trong thời gian qua cho thấy các cơ quan quản lý cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai quy định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng chân chính. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng nên tỉnh táo trước nội dung quảng cáo trên không gian mạng, đặc biệt là cần tôn trọng ý kiến của bác sĩ khi điều trị bệnh.

Hà My 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...