Nhiều cách làm hay khắc phục khó khăn phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thứ 3, 23/03/2021 | 00:00:00
374 lượt xem

Với đặc thù là huyện ven biển, người dân chủ yếu làm ngư nghiệp, nông nghiệp, các doanh nghiệp đa phần có quy mô vừa và nhỏ, việc phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội nói chung, Bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng tại Thái Thụy từng gặp nhiều khó khăn. Vậy nhưng, nhờ những biện pháp cụ thể, thiết thực, Thái Thụy đã trở thành một trong những huyện dẫn đầu toàn tỉnh về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người dân đến nghe tư vấn về Bảo hiểm xã hội

Năm 2017, huyện Thái Thụy chỉ có khoảng 1.800 người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đến năm 2018, con số này giảm xuống còn hơn 1.700 người. Một trong những nguyên nhân dẫn tới khó khăn khi đó là do đa phần người lao động chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Bảo hiểm xã hội với tương lai của chính mình. 

Chị Hoàng Thị Thùy Dương - tổ thu, cấp sổ thẻ Bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy:

“Một phần lý do là công tác tuyên truyền ngày trước chưa triển khai rộng rãi. Chính vì thế việc tiếp cận chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện của người dân còn hạn chế.”


Cán bộ tuyên truyền cho người dân về Bảo hiểm xã hội

Xác định rõ những khó khăn này, huyện Thái Thụy đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Huyện hiện có 2 hệ thống làm đại lý thu, gồm Bưu điện huyện và UBND các xã, thị trấn. Ngay từ đầu năm, Bảo hiểm xã hội huyện đã chủ động giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia cho các đại lý thu, tổ chức tập huấn, đào tạo bổ sung nhân viên đại lý. 

Đối với hệ thống đại lý bưu điện, Bảo hiểm xã hội huyện và Bưu điện huyện quán triệt đội ngũ nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ các đối tượng thụ hưởng. Đối với các xã, thị trấn, Bảo hiểm xã hội huyện phân công chuyên quản thu thường xuyên tiếp xúc, hướng dẫn nghiệp vụ, lựa chọn các nhóm đối tượng tiềm năng để tuyên truyền, vận động. 

Chị Lê Thị Thuyến - xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy:

“Lúc đầu tôi cũng rất băn khoăn về vấn đề tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, không hiểu chế độ sau này như thế nào, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ và được tuyên truyền, chúng tôi nhận thức được là khi tham gia đầy đủ, Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả lương hưu hàng tháng và được hưởng thêm chế độ Bảo hiểm y tế. Mức đóng phù hợp tùy theo từng người. Bây giờ không phải riêng tôi mà rất nhiều chị em tham gia.”      


Ông Tạ Mạnh Thưởng - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Thái Thụy:

“Bảo hiểm xã hội huyện phân công cán bộ viên chức lãnh đạo phụ trách đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại các xã thị trấn, cùng nhân viên đại lý thu xuống trực tiếp các hộ gia đình để tuyên truyền. Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội huyện sẽ phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền về Bảo hiểm xã hội tự nguyện.”   


Cán bộ Bảo hiểm xã hội xuống trực tiếp các hộ gia đình để tuyên truyền về chính sách BHXH

Với nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp, năm 2019, huyện Thái Thụy có thêm 1.500 đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, năm 2020 dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng huyện vẫn tăng mới trên 1.400 người. Đến nay, tổng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện là hơn 4.300, với số thu riêng 2 tháng đầu năm đã lên tới gần 2 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ. Những con số phát triển vượt bậc này đã đưa huyện Thái Thụy 2 năm liền nằm trong nhóm dẫn đầu về Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Thái Bình.   

Hà My 

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...