Những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch Covid-19 có được trước hết là bởi Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng đã sớm nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, có đối sách phù hợp, kịp thời, tập trung chỉ đạo liên tục, hành động quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả. Quá trình chống dịch thời gian qua mang lại nhiều kinh nghiệm cần được tiếp tục phát huy.
Bệnh nhân Covid-19 điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
Ngay từ tháng 1/2020, khi Việt Nam phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên, cho đến những giai đoạn sau, khi có các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài và nguy cơ lây lan trong cộng đồng, tỉnh Thái Bình luôn có những giải pháp quyết liệt để phòng dịch, không lơ là dù chỉ một ngày. Đến nay, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Bình đã tổ chức rất nhiều cuộc họp, trong đó có những cuộc diễn ra ngay trong tối muộn để kịp thời ứng phó với các tình huống diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Cùng với đó là công văn, công điện, văn bản chỉ đạo kịp thời, sâu sát.
Các trường hợp vào cách ly tại Trường quân sự Thái Bình
Thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, các ban ngành, đoàn thể, các địa phương đã nhanh chóng thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp. Dừng tất cả hoạt động không thiết yếu để tập trung cao nhất cho công tác phòng chống dịch. Ngành y tế sẵn sàng bệnh viện dã chiến với quy mô 200 giường. Trưng dụng 5 khu cách ly tập trung cho người có nguy cơ mắc bệnh. Ngay cả khi Thái Bình tiếp nhận hơn 20 trường hợp dương tính với Covid-19 trở về từ nước ngoài, công tác cách ly, điều trị vẫn được thực hiện hiệu quả. Đến nay, các bệnh nhân điều trị tại Thái Bình đều đã khỏi và ra viện.
Ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình Chúng ta luôn nâng cấp 1 bước. Khi có trường hợp dương tính ở Việt Nam, chưa có ở Thái Bình thì tất cả các biện pháp ở Thái Bình đã triển khai như là có ở Thái Bình rồi. Khi có trường hợp bị bệnh ở khu cách ly thì chúng ta đã xử lý như là ở cộng đồng. Chúng ta rất chủ động. Và những biện pháp ấy lan tỏa cho người dân ý thức trách nhiệm rất cao. Đó là hướng đi riêng của Thái Bình. |
Thành công trong phòng chống dịch Covid-19 có đóng góp không nhỏ của ngành y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở. Trong đó, là “người gác cổng” của hệ thống y tế nên vai trò của trạm y tế xã, phường, thị trấn là vô cùng quan trọng.
Khám chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế xã Đông Phương, huyện Đông Hưng
Đảm nhận nhiệm vụ khám chữa bệnh cho trên 9.000 nhân khẩu của địa phương nên trong thời gian dịch Covid-19, 5 cán bộ y tế trạm y tế xã Đông Phương, huyện Đông Hưng tương đối vất vả. Nhiều cán bộ phải trực 24/24h để theo dõi người từ nơi khác về.
Bác sĩ Nguyễn Đức Anh, Trạm trưởng trạm y tế xã Đông Phương, Đông Hưng Các tỉnh ở miền nam, ở các nơi xa về, thì nhiều khi họ 1,2 giờ đêm mới về, trạm vẫn tiếp đón, vẫn hướng dẫn cách phòng chống dịch. |
Tất cả các trạm y tế trên địa bàn tỉnh đều đã cử cán bộ tham gia đội phản ứng nhanh của địa phương. Mỗi trạm đều thành lập tổ cấp cứu lưu động. Đồng thời, tăng cường theo dõi sức khỏe của người dân, phát hiện những biểu hiện sốt, ho, khó thở để khám và xử lý kịp thời nếu nghi ngờ nhiễm Covid-19. Chị Nguyễn Thị Xoan, cán bộ y tế Thôn Thượng, xã Đông Phương, Đông Hưng cho biết: "Trong 15 ngày cách ly toàn xã hội, chúng tôi ngày đi kiểm tra 2 lượt, 1 giờ chiều là báo cáo lên xã để tổng hợp, nói chung địa phương làm việc rất nhịp nhàng."
Bác sĩ Phạm Thọ Tưởng, Trạm trưởng trạm y tế xã Đông Mỹ, TP Thái Bình Chúng tôi yêu cầu ký cam kết. Trong nội dung cam kết có dùng khẩu trang, không tổ chức giao lưu hội họp liên hoan. |
Sự vào cuộc tích cực ngay từ tuyến cơ sở đã tạo ra “lá chắn” vững chắc ngăn ngừa dịch bệnh lây lan, bùng phát tại cộng đồng.
Công cuộc đẩy lùi dịch bệnh sẽ rất khó thành công nếu không có sự vào cuộc của người dân. Một trong những bài học kinh nghiệm đặt ra là làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vừa góp phần tạo đồng thuận xã hội và định hướng dư luận, vừa hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh trong phòng chống dịch.
Người dân khai báo y tế qua ứng dụng trên điện thoại di dộng
Từ khi ứng dụng khai báo y tế NCOVI của Bộ Y tế chính thức ra mắt, công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự nguyện cung cấp thông tin được thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn. Từ đó, mỗi người dân lại tiếp tục là một tuyên truyền viên tích cực lan tỏa những hiệu quả của ứng dụng này, thu hút nhiều người tham gia.
Bà Vũ Thị Minh Chính, thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng Tôi tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình, các gia đình trong khu xóm, bạn bè đồng nghiệp cơ quan cùng thực hiện chương trình này. |
Thời gian qua, các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhất là khi quy định của tỉnh Thái Bình về việc đeo khẩu trang chính thức có hiệu lực, các cơ quan, đơn vị, siêu thị, trung tâm thương mại,... đều nghiêm túc chấp hành. Đây là kết quả của công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức, từ băng rôn, khẩu hiệu, thông qua mạng Internet và trong mỗi cơ quan, đơn vị.
Giao dịch viên Bùi Thanh Hà, Công ty Điện lực Thái Bình Khi tiếp xúc với khách hàng và cũng tuyên truyền cho khách hàng đeo khẩu trang để phòng chống dịch cho chính mình và cộng đồng xã hội. |
Đúc kết lại các biện pháp phòng dịch, ông Phạm Văn Dịu, Giám đốc Sở Y tế Thái Bình cho rằng: "Chúng ta phải cập nhật đầy đủ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách phòng bệnh, các kỹ năng và những yếu tố liên quan đến dịch bệnh. Lan tỏa kiến thức của mình cho người dân để người dân chủ động trong phòng chống dịch."
Có thể thấy, khi mỗi người đều đã nâng cao nhận thức, biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, cùng với đó lại được sự hỗ trợ y tế từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh, thì chắc chắn dịch bệnh nào cũng có thể được đẩy lùi.
Đến nay, Việt Nam đã hơn 2 tháng liền không có ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Song, không chủ quan, lơ là vẫn là bài học kinh nghiệm cốt lõi trong phòng chống dịch. Nhiệm vụ trọng yếu hiện nay là bảo đảm hiệu quả y tế và bền vững về kinh tế, thực hiện tốt “mục tiêu kép” phát triển KT-XH song song với phòng chống dịch. Để làm tốt nhiệm vụ này, vẫn tiếp tục đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân.
Hà My
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...