Thời gian qua, ngành Y tế Thái Bình và các bệnh viện đã vào cuộc một cách tích cực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường các điều kiện cần thiết khác để thực hiện bệnh án điện tử. Tuy nhiên để thực hiện được mục tiêu này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải làm. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ về nguyên nhân của những bất cập và những giải pháp cụ thể để thực hiện bệnh án điện tử.
Tại sao vẫn còn khó khăn khi thực hiện bệnh án điện tử.
Hạn chế trong ứng dụng chữ ký số, chữ ký điện tử là một khó khăn. Hiện nay Bộ Y tế chưa quy định chuẩn phần mềm cho toàn ngành Y tế, trong khi đó, chi phí cho phần mềm quản lý bệnh viện, phần cứng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin khá tốn kém. Vì thế dẫn đến tình trạng "Mạnh ai nấy làm", mỗi bệnh viện tự đầu tư hoàn thiện số hóa trong nội bộ bệnh viện và phát triển phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử khác nhau, tùy theo khả năng của mình, dẫn đến sự thiếu liên kết, liên thông, thiếu đồng bộ.
|
Việc thay đổi một quy trình, hay phương pháp tiếp cận nhạy bén với công nghệ thông tin của cán bộ nhân viên ngành Y tế, hay sự phối hợp đồng thuận, thông suốt giữa các ngành liên quan với bệnh viện, nhất là cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc thanh toán bảo hiểm y tế... Cũng là những yếu tố tác động trực tiếp để đẩy nhanh hay làm chậm tiến độ thực hiện bệnh án điện tử.
Bác sĩ Đinh Văn Nghị - Phó trưởng khoa phụ, Bệnh viện Phụ sản Thái Bình : Tất cả mẫu bệnh án áp dụng vào hệ thống bệnh án điện tử của chúng tôi cũng chưa phù hợp, mong muốn là sau này có thể sửa đổi hoặc chỉnh sửa cho phù hợp của mẫu bệnh án điện tử của Bộ Y tế quy định ... |
Những giải pháp để thực hiện bệnh án điện tử |
Với quan điểm: Khó khâu nào, từng bước gỡ vướng ở khâu đó, và thực hiện theo lộ trình, trước hết ngành Y tế Thái Bình thực hiện ở một số bệnh viện đã cơ bản đảm bảo đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, từ đó nhân diện rộng để người bệnh sớm được hưởng lợi từ thực hiện hồ sơ, bệnh án điện tử.
Thầy thuốc nhân dân Phạm Văn Dịu - Giám đốc Sở Y tế Thái Bình: Một là đội ngũ cán bộ Y tế cả lãnh đạo nhân viên phải hiểu kỹ hệ thống sử dụng máy tính, các phần mềm, đặc biệt có tính năng động, điểm thứ hai là cán bộ Y tế trong quá trình thực hiện phải cập nhật thường xuyên các thông tin nhất là bổ sung thuốc theo diễn biến bệnh của người bệnh... |
Ngay từ năm 2013, nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh, nhất là các bệnh viện hạng I, bệnh viện chuyên khoa đã tập trung đầu tư đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thay đổi các phần mềm cho phù hợp với quản lý hoạt động của ngành, đào tạo nhân lực tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin hiện đại.
Ông Phạm Quang Huy - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản tỉnh Thái Bình: Phải chuẩn hóa lại các chuẩn mực về công nghệ thông tin theo lộ trình, tiến độ khoa học công nghệ mới... |
|
Thực hiện bệnh án điện tử là việc triển khai mới, còn nhiều bất cập, và lúng túng đối với các bệnh viện. Tuy nhiên khó, không có nghĩa là không làm được. Trong khi cần Bộ Y tế có những hướng dẫn đồng bộ và cụ thể hơn nữa, thì các bệnh viện cần có sự chủ động, vào cuộc tích cực hơn, để mong muốn của bệnh nhân trở thành hiện thực: Mỗi người bệnh sẽ có một mã số riêng, là kho dữ liệu thông tin sức khỏe cá nhân trong suốt cuộc đời.
Phương Duyên
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...