Hóc phải dị vật đường thở là một tai nạn rất thường gặp ở trẻ. Bởi trẻ nhỏ thường hiếu động, tò mò trước môi trường sống, bé chưa có ý thức bảo vệ mình, vì thế nếu bất cẩn cũng có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các trường hợp trẻ bị hóc dị vật:
- Một bé trai 4 tuổi ở Thành phố HCM bị hóc lò xo bật ra từ quả trứng đồ chơi khiến bé bị khó thở, ho sặc sụa
- Tháng 6/2019, một bé trai 2 tuổi ở Nghệ An đã bị hóc thạch rau câu, bịt chặt khí quản khiến bé trai ngừng tim, ngừng thở, toàn thân đã tím tái
- Hay mới đây nhất là một bé trai 5 tuổi ở bến tre nuốt cục lego vào miệng khiến bé ho sặc sụa, khó thở, hoảng loạn.
Còn theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Thái Bình, từ đầu năm đến nay bệnh viện đã cấp cứu cho khoảng 10 trường hợp trẻ bị mắc dị vật đường thở.
Tất cả những đồ vật mà trẻ có thể cho vào miệng thì đều có thể trở thành dị vật. Đó có thể là đồ chơi, viên pin nhỏ trong đồ chơi, hạt hoa quả, thậm chí là thạch, kẹo, hạt trân châu trẻ hay ăn.
Bác sĩ Phạm Thị Thảo – Khoa hồi sức chống độc, Bệnh viện Nhi Thái Bình : Các bé bị hóc dị vật ở độ tuổi dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi.. Thời gian vàng để xử lý chỉ khoảng 4 phút. Nếu không sẽ gây tổn thương thần kinh không hồi phục. Thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ ngắn, nên việc sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật tại nhà rất quan trọng
Tuy nhiên một số trường hợp trẻ bị hôn mê, thậm chí tử vong chỉ vì trễ mất thời gian vàng cấp cứu, hay đáng thương hơn là do người nhà sơ cứu sai cách.
Sau đây bác sĩ Phạm Thị Thảo – Khoa hồi sức chống độc, Bệnh viện Nhi Thái Bình hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật nếu trẻ không ho được thì cần vỗ lưng, ấn ngực, mở thông đường thở, kiểm tra xem trẻ có thở được hay không nếu không cần ép tim cấp cứu.
Đối với bé còn nhỏ, đặt bé lên cánh tay ở tư thế đầu chúi xuống, sau đó vỗ lưng 5 lần để cho ra dị vật. Nếu không được hãy lật ngược trẻ lại rồi ấn tại vị trí ép ngực.
Khi trẻ bị hóc dị vật thường hoảng loạn, sợ hãi nên các bậc cha mẹ tuyệt đối không tự ý móc dị vật hay làm trẻ sợ sẽ khiến dị vật càng vào sâu trong đường thở, khó lấy ra.
Sau khi sơ cứu đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Bên cạnh việc xử lý đúng cách và kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật thì việc phòng ngừa tai nạn vẫn là cần thiết nhất. Vì thế ngoài việc để trái cây có hạt hoặc các vật nhỏ như: đồng xu, nút áo… xa tầm tay của trẻ, người lớn cũng cần nhắc trẻ không nên vừa ăn vừa nói chuyện hoặc đùa giỡn.
Ninh Thanh
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...