Số bệnh nhân đột quỵ ngày càng tăng, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó tử vong và 90% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng về thần kinh và vận động.
Ảnh minh hoạ: Internet
ThS.BS Phan Thảo Nguyên - Trưởng khoa Nội tim mạch, Trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch - Trung tâm tim mạch BV E cho biết, khi một người đang ngồi nói chuyện thấy méo miệng, liệt nửa người, đau đầu… thì cần nghĩ ngay đến đột quỵ. Hoặc trên nền bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường thì cần phải kiểm soát các yếu tố nguy cơ này vì đó là nguyên nhân gây nên đột quỵ.
Theo PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Tổ chức Đột quỵ thế giới đã đưa ra các dấu hiệu đột quỵ ở: Mặt, tay, lời nói khi có dấu hiệu nghi ngờ cần phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để đảm bảo thời gian vàng, cần thiết phải trước 4,5 tiếng sau khi xảy ra biến cố đột quỵ.
F - Face: Méo mặt, miệng lệch, mắt lệch
A - Arm: Một bên tay yếu, khó cử động
S – Speak: Bệnh nhân có thể nói hơi khó, không nói được, không hiểu lời nói
T – Time: Ngay lập tức phải gọi ngay cho cấp cứu 115 và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể chữa được đột quỵ.
BS. Thảo Nguyên nhấn mạnh, với bệnh nhân đột quỵ “thời gian là vàng”, cho nên cần sớm đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời cứu chữa.
Tuy nhiên, theo thống kê, hiện chỉ có 5-6% bệnh nhân đột quỵ đến các bệnh viện trong “giờ vàng”, tỉ lệ tử vong chiếm 30-50%. Đây là điều hết sức đáng tiếc…
GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đội quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Quân đội 108 cũng cảnh báo, tuyệt đối không tự ý cho người đột quỵ uống An cung ngưu hoàng hoàn hoặc uống loại thuốc này để dự phòng đột quỵ. Ảnh minh hoạ: Internet
Thời tiết nắng nóng nguy cơ cao xảy ra đột quỵ. Ảnh: intrennet
Theo các bác sỹ, một trong những sai lầm lớn nhất, có thể dẫn đến người bị đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng là việc cho bệnh nhân uống An cung ngưu hoàng hoàn. Trên thực tế loại thuốc này không có tác dụng phòng đột quỵ như nhiều người lầm tưởng. Hơn thế nữa, với các trường hợp đột quỵ có chỉ định dùng an cung ngưu hoàng hoàn thì cũng cần hết sức thận trọng.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đột quỵ có hai thể khác nhau. Một là, đột quỵ thiếu máu cục bộ não - chiếm khoảng 85%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do vữa xơ động mạch. Hai là, đột quỵ chảy máu não chiếm khoảng 15%, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Trong khi đó, An cung chỉ có tác dụng đối với thể đầu tiên - thể nhồi máu. Riêng thể chảy máu não tuyệt đối không được dùng sản phẩm này, bởi chúng sẽ làm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Trong thực tế quá trình điều trị, các bác sĩ đã gặp nhiều bệnh nhân đã hôn mê, xuất huyết nặng sau khi người nhà cho uống An cung.
GS.TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch Hội Đội quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, BV Trung ương Quân đội 108 cũng cảnh báo, tuyệt đối không tự ý cho người đột quỵ uống An cung ngưu hoàng hoàn hoặc uống loại thuốc này để dự phòng đột quỵ. Trong quá trình điều trị, GS. Thông cho biết đã từng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi uống An cung ngưu hoàng hoàn.
Sai lầm tiếp theo là bệnh nhân đột quỵ sau khi điều trị ổn định sẽ được tập luyện phục hồi chức năng để có thể hòa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lương Tuấn Khanh – Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai, nhiều người nhà bệnh nhân nóng vội nên đã can thiệp vào quá trình tập luyện của người bệnh, muốn giúp đỡ, làm thay họ để bệnh nhân mau khỏe. Đây là điều hoàn toàn sai lầm. PGS. Khanh cho rằng, cần để bệnh nhân tích cực làm tối đa phần tập của mình thì mới có thể đạt kết quả tốt.
Nguồn Tienphong.vn
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...