Chính sách Bảo hiểm y tế là một trong những trụ cột chính của hệ thống chính sách an sinh xã hội, có vai trò quyết định đến công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cũng như đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận các dịch vụ y tế. Bởi việc ốm đau, bệnh tật là không thể dự đoán, tham gia BHYT chính là mua lấy sự an tâm, là cách “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”.
Tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình, bệnh nhân Bùi Thị Lơ, 57 tuổi, đang hồi phục sức khỏe sau ca phẫu thuật thay khớp gối do thoái hóa khớp gối độ 4. Đây là phương pháp điều trị hiện đại với chi phí khá cao. Được BHYT chi trả khoảng 100 triệu đồng cho 2 lần phẫu thuật 2 bên khớp, bà Lơ và gia đình yên tâm hơn trong điều trị bệnh.
Bà Bùi Thị Lơ, bệnh nhân: Bảo hiểm chi trả cho rồi thì cũng hạn chế mức chi phí cho gia đình, đỡ một phần nào cho chúng tôi, quá phấn khởi rồi.
Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Minh Hải - Trưởng khoa Chấn thương, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình: Ở khoa chúng tôi đã thực hiện được 1 số kỹ thuật cao như thay khớp háng bán phần hoặc toàn phần được BHYT chi trả hơn chục năm nay. Thứ 2 là những bệnh nhân chấn thương gãy cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống bệnh lý thì cũng đã được Bảo hiểm chi trả tiền dụng cụ 1 phần và cả tiền phẫu thuật, tiền ngày nằm điều trị.
Năm 2019, BHXH Thái Bình ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với 33 cơ sở y tế, trong đó 26 cơ sở công lập và 7 cơ sở ngoài công lập. Đến nay, đã giám định và chi tại tỉnh cho trên 800.000 lượt bệnh nhân KCB nội ngoại trú với tổng chi phí hơn 400 tỷ đồng. Trong năm qua, quỹ BHYT đã chi trả cho gần 3.000 bệnh nhân có chi phí điều trị trên 50 triệu đồng, trong đó hơn 700 bệnh nhân chi phí trên 100 triệu đồng/đợt điều trị, bệnh nhân chi cao nhất lên tới 1,3 tỷ đồng.
Đây là những con số minh chứng cho nỗ lực của ngành y tế và bảo hiểm xã hội trong việc huy động người dân tham gia BHYT, phát triển mạng lưới khám chữa bệnh BHYT trong toàn tỉnh.
PGS.TS Nguyễn Quốc Tiến - Giám đốc BV Đại học Y Thái Bình: Với bệnh viện số bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu cũng tăng khoảng 12%.. Hiện nay số lượng đó khoảng gần 55 nghìn. Chúng tôi hết sức chú trọng việc nâng cao chất lượng cũng như đưa các kỹ thuật mới để phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân, vừa đảm bảo quyền lợi của người bệnh, vừa đảm bảo quỹ khám chữa bệnh BHYT.
Ông Trần Thiên Thai - Phó Giám đốc BHXH Thái Bình: Chúng tôi tăng cường truyền thông bằng nhiều hình thức kể cả trên hệ thống thông tin đại chúng. Phối hợp với Ban Tuyên giáo tổ chức các hội nghị tuyên truyền với báo cáo viên cũng như đăng thông tin trên bản tin nội bộ gửi đến các chi bộ về điểm mới và quyền lợi trách nhiệm của người tham gia BHYT.
BHYT là yếu tố tạo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Để bao phủ BHYT toàn dân là điều không đơn giản, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía, trong đó ngành Bảo hiểm xã hội và ngành Y tế phải đi đầu tạo mọi điều kiện để người dân tin tưởng, tiếp cận BHYT. Năm 2019, Thái Bình phấn đấu bao phủ BHYT từ 90% dân số trở lên.
Hà My
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...