Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán

Thứ 2, 18/03/2019 | 15:41:34
550 lượt xem

Thịt sống, tiết canh, nem chua, thịt bò tái, rau sống là những món ăn có nguy cơ cao nhiễm sán.

Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán

Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn còn gọi là bệnh sán dải lợn, phân bố ở tất cả vùng miền. Người bệnh có thể mắc ấu trùng sán lợn hoặc sán trưởng thành ở ruột nếu ăn, nuốt phải trứng, nang ấu trùng sán lợn. Nguyên nhân mắc bệnh liên quan chủ yếu đến tập quán ăn uống, không đảm bảo ăn chín uống sôi. 

Dưới đây là những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán:

Tiết canh


Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, tiết canh về bản chất là máu sống chế biến cùng các loại thịt, xương nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt... đang nhiễm bệnh.

"Ăn tiết canh từ con vật bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể gây tử vong", ông Thịnh nói.

Do đó, nên bỏ thói quen ăn tiết canh để hạn chế lây nhiễm bệnh từ thịt bẩn. Khi tiếp xúc và chế biến thịt lợn phải sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết, vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. 

Nem chua

Nem chua được làm từ da lợn, thịt lợn, gia vị rồi lên men. 

Nem chua sống được làm từ da lợn, thịt lợn, đường, gia vị... rồi cho lên men lactic. Trong quá trình chế biến và bảo quản, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều dụng cụ, nơi sản xuất, người chế biến... Thính và thịt nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm cũng rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại.

Ngoài ra, nem chua chỉ là món thịt tái, không được đun nấu kỹ càng nên người ăn rất dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải nem được làm từ thịt lợn gạo. Lợn mà trong cơ có chứa các nang ấu trùng sán, sùi lên  những nốt màu trắng cứng, nhỏ, nên thường được gọi là "lợn gạo". 

Rau sống


Những loại rau như rau mùi, xà lách... thường nhiễm các loại giun, sán. Đây là thực phẩm có nguy cơ cao chứa các loại ký sinh gây hại.

Rau bị tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi là mầm mống khiến cho ký sinh trùng sinh sôi và lây lan. Trong phân tưới rau có thể có ấu trùng sán. Khi người ăn rau sống, ấu trùng vào cơ thể và phát triển thành con sán. Ngoài ra, ăn rau sống còn có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa khác như tiêu chảy, nhiễm giun hay kiết lị.

Nên hạn chế ăn rau sống tại các hàng quán bởi chúng không đảm bảo vệ sinh. Rau mua về nhà dùng cần rửa nhiều lần và ngâm nước muối. Bạn cũng có thể tự trồng chúng tại nhà để đảm bảo vệ sinh. 

Ốc

Sinh vật sống trong bùn như ốc, lươn, cua thường chứa nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. 

Ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Do đó, nên ăn ốc chín, tuyệt đối không ăn ốc chín tái. Loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều.

Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần. Hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.

Lươn, cua, tôm hùm đất sống trong bùn cũng mang nhiều ký sinh trùng. Do đó cần vệ sinh kỹ trước khi ăn để tránh ngộ độc. 

Thịt bò tái, bít tết


Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác.

Cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không ăn thịt bò tái.

Theo Vnexpress

  • Từ khóa
Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án Luật
Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án Luật

Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường xem xét, biểu quyết thông qua các dự án Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...